Thạc sĩ Châu Thế Hữu cho rằng bài thi IELTS chỉ nên được xem là một trong các nguồn tham khảo, chứ không phải thước đo duy nhất đo lường sự thông thạo về tiếng Anh của học sinh. Việc phụ thuộc quá nhiều vào IELTS hay một chứng chỉ tiếng Anh bất kỳ có thể làm mất đi tính độc đáo, cạnh tranh và cả ý nghĩa truyền thống của ba từ “học sinh giỏi”.
Thạc sĩ Châu Thế Hữu cho rằng bài thi IELTS chỉ nên được xem là một trong các nguồn tham khảo, chứ không phải thước đo duy nhất đo lường sự thông thạo về tiếng Anh của học sinh. Việc phụ thuộc quá nhiều vào IELTS hay một chứng chỉ tiếng Anh bất kỳ có thể làm mất đi tính độc đáo, cạnh tranh và cả ý nghĩa truyền thống của ba từ “học sinh giỏi”.
Thạc sĩ Châu Thế Hữu, giảng viên tiếng Anh Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, cho rằng đối tượng của bài thi IELTS là dành cho tất cả mọi người muốn kiểm tra trình độ tiếng Anh của mình theo các mục đích khác nhau (đi làm, đi học, định cư…), trong khi đó, đối tượng của bài thi học sinh giỏi (HSG) hướng đến các học sinh đã có một trình độ nhất định về môn chuyên. Đối tượng khác nhau sẽ dẫn đến cách ra đề khác nhau", thạc sĩ Hữu nhận định.
Danh sách đặc cách công nhận học sinh giỏi tỉnh của Hà Tĩnh gây tranh cãi
Về tính chuyên môn, theo thạc sĩ Hữu, mặc dù bài thi IELTS cũng có 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), nhưng yêu cầu đối với việc kiểm tra từ vựng và ngữ pháp chỉ dừng ở mức dành cho đại chúng. Trong khi đó, bài thi HSG cần dựa trên việc người học có xuất phát điểm đã biết tiếng Anh, nên việc kiểm tra cần xoáy sâu, nhiều và rộng hơn các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc chuyên sâu và mức độ thành thục khi sử dụng chúng.
"Chẳng hạn như bài thi nghe của IELTS thường chỉ dừng ở dạng ghi từ hoặc cụm từ, nhưng đối với HSG yêu cầu cả dạng nghe - ghi chú, tóm tắt lại ý vừa nghe. Hoặc bài thi đọc của IELTS cũng chỉ có một số dạng câu hỏi nhất định, còn kỳ thi HSG, thí sinh ở trình độ cao nên được đòi hỏi với những dạng thi cao hơn như bài đọc dài hơn, kỹ năng tóm tắt ý chính cho bài…", thạc sĩ Hữu phân tích.
Thạc sĩ Nguyễn Minh Trí, giảng viên tiếng Anh Viện Đào tạo quốc tế, Trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM, cũng cho rằng kỳ thi HSG dành cho những học sinh ưu tú, vượt trội hơn so với các học sinh khác, còn kỳ thi IELTS là dành cho tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia. Vì vậy tính chất, mục đích và cách ra đề, đánh giá của 2 kỳ thi này là khác nhau.
"Việc đặc cách công nhận học sinh giỏi tiếng Anh đối với học sinh đạt điểm IELTS từ 7.0 trở lên sẽ tạo ra nhiều hạn chế nhất định trong tính công bằng của đánh giá. Theo đó, thi HSG mỗi năm một lần, tất cả các học sinh đều được đặt vào cùng một điều kiện thi cử giống nhau để đánh giá mức độ khác biệt về trình độ. Còn kỳ thi IELTS thì học sinh có thể thi rất nhiều lần vì được tổ chức liên tục. Và hình thức cũng như nội dung thi khác nhau nên học sinh có nhiều cơ hội thi lại hơn so với thi HSG. Từ đó, làm giảm đi bản chất về tính cạnh tranh của các thí sinh trong cùng một kỳ thi tranh giải", thạc sĩ Minh Trí chia sẻ.
Có sự khác biệt khá lớn về tính chất giữa kỳ thi IELTS và thi HSG
Đó là chưa kể việc xếp loại của thi HSG là dựa vào điểm lấy từ cao xuống thấp nên điểm chuẩn cho các giải sẽ khác nhau ở các năm, trong khi ELTS không mang tính chất xếp loại theo nghĩa này. Nếu chọn 7.0 thành điểm đạt HSG thì lại mang nghĩa lấy điểm từ thấp lên, theo thạc sĩ Minh Trí.
Cùng quan điểm, thầy Nguyễn Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định, tỉnh Tiền Giang cho rằng việc gộp chung để công nhận tương đương và xếp giải của tỉnh Hà Tĩnh chưa mang tính công bằng do mục đích mỗi kỳ thi là khác nhau và thang đo lường cũng khác nhau.
Ở một góc độ khác, thầy Hải nêu: "Danh hiệu HSG cấp tỉnh được một số trường ĐH trong cả nước tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng. Nếu được 7.0 IELTS được công nhận giải 3, 7.5 giải nhì và 8.0 giải nhất thì lúc đó các em sẽ đổ xô đi luyện thi IELTS để có cơ hội được tuyển thẳng. Không ngoại trừ số lượng này sẽ tăng lên rất nhiều, trong khi nếu chọn giải nhất nhì ba từ một kỳ thi HSG cấp tỉnh môn tiếng Anh thì số lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay".
Tin vui về với Hòa Bình La Trobe trong những ngày đầu tháng 11!
Chắc hẳn các cậu vẫn còn nhớ chàng trai là gương mặt của Tháng 10 chứ!
Vâng! Các cậu không nhìn nhầm đâu, vẫn là chàng trai ấy với một tin cực vui dành cho Hòa Bình La Trobe, tập thể 12C, và cả chính bản thân chàng trai đó.
Nguyễn Triều Dương - Giải Ba Kỳ thi Học sinh Giỏi cấp Thành phố môn Tiếng Anh.
Và chúc mừng Nguyễn Triều Dương!
tôi từng tham gia đội tuyển học sinh giỏi tỉnh môn hóa học, suốt những năm tôi học toán, hóa, sinh; điểm trung bình luôn lọt top đầu của trường.
i used to join provincial chemistry excellent pupil team. during that time, my gpa of mathematics, chemistry and biology always ranked as top of the school.
Last Update: 2019-05-27 Usage Frequency: 2 Quality: Reference: Anonymous
Cùng học thêm một số từ vựng liên quan đến các kỳ thi (exam) nè!
- kỳ thi chuyển cấp: transition exam
- kỳ thi đại học: university exam
- kỳ thi học sinh giỏi quốc giá: national good student exam
- kỳ thi học sinh giỏi: good student exam
- kỳ thi trung học phổ thông quốc gia: national high school exam
- kỳ thi tốt nghiệp THPT: high school graduation exam
- kỳ thi tốt nghiệp: graduation exam
- kỳ thi tuyển sinh đại học: college entrance exam
- kỳ thi tuyển sinh: enrollment examination