Thế giới có bao nhiêu châu lục? Và Việt Nam nằm ở châu lục nào?(Hình từ internet)
Thế giới có bao nhiêu châu lục? Và Việt Nam nằm ở châu lục nào?(Hình từ internet)
Căn cứ mục V Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì khi học về châu lục và đại dương, học sinh lớp 5 cần đạt những yêu cầu sau:
- Xác định được vị trí địa lí, của các châu lục, một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên thế giới trên bản đồ, lược đồ hoặc quả cầu.
- Nêu và so sánh được một số đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sông ngòi, thiên nhiên,...) của các châu lục.
- Kể được tên và xác định được vị trí địa lí của các đại dương trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và lược đồ hoặc bản đồ, so sánh được diện tích, độ sâu của các đại dương.
- Sử dụng bảng số liệu dân số thế giới, so sánh được dân số giữa các châu lục trên thế giới.
- Kể được tên và mô tả được những nét chính về ngoại hình của các chủng tộc trên thế giới.
- Sử dụng lược đồ và trình bày được sự phân bố của các chủng tộc trên thế giới.
- Biết ứng xử phù hợp thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt chủng tộc.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem
Châu lục hay châu là một khái niệm của địa chính trị. Nó là tổ hợp lớn về đất đai, trên đó có nhiều quốc gia với các phần diện tích thuộc cả đại lục lẫn các đảo xung quanh (nếu có).
Châu lục hay châu là từ gốc Hán-Việt (tiếng Trung giản thể: 洲陆, phồn thể: 洲陸), trong đó lục (陆/陸) có nghĩa là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền hay trên bộ (với ý nghĩa khi nói về phương thức đi lại) và châu (洲) nghĩa là vùng đất liền.
Tuy nhiên, hiện nay có một sự lộn xộn trong cách hiểu và dùng từ giữa lục địa và đại lục với châu lục. Đại lục và lục địa đều là các khái niệm của địa lý tự nhiên, đại lục là mảng đất liền lớn trong khi lục địa là mảng đất liền nhưng không chỉ rõ là có quy mô về diện tích lớn hay nhỏ. Ví dụ, các đảo như Greenland với diện tích khoảng 2.166.086 km² hay Madagascar với diện tích khoảng 587.040 km² là các lục địa khi xét về mặt địa lý tự nhiên, nhưng không thể coi là đại lục. Các đảo đó cũng không bao giờ được coi là châu lục. Châu lục là khái niệm của địa chính trị và nó mang ý nghĩa chính trị, lịch sử nhiều hơn như định nghĩa trong bài.
Có nhiều cách phân chia các châu lục khác nhau:
Tổng diện tích toàn bộ các châu lục là 148.647.000 km², chiếm khoảng 29,05% diện tích bề mặt Trái Đất.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Câu hỏi này như đánh đố. Vì Nga có 77% diện tích đất nước nằm ở châu Á nhưng đa phần dân cư lại sống ở phần lãnh thổ thuộc châu Âu. Nga chắc chắn không thiếu đài tưởng niệm đánh dấu ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Có khoảng 50 công trình như vậy và một số có thể gây hiểu sai về vấn đề. Ví dụ, khối bút tháp “châu Âu-châu Á” nổi tiếng ở Orenburg (cách Moscow 1.400km về phía Đông) được xây dựng trên ý tưởng cho rằng dòng sông Ural chia nước Nga làm hai phần - châu Âu và châu Á. Nhưng bây giờ ý tưởng này đã bị coi là sai.
Theo truyền thông, hầu hết các nhà khoa học cho rằng nửa phía Đông của dãy núi Ural tạo ra ranh giới tương đối giữa châu Âu và châu Á ở Nga. Theo đó, lãnh thổ Âu-Á của Nga được chia theo tỉ lệ 23%-77%.
Vấn đề khó hơn là liệu nước Nga nói chung tự coi mình là Âu hay Á?
Khía cạnh châu Âu chiếm ưu thế?
Mặc dầu đất nước lớn nhất thế giới có phần lớn diện tích nằm về phía Đông dãy Ural (tức là nằm ở nửa châu Á), nhưng đa số dân cư lại tập trung ở phần châu Âu (khoảng 75% dân số Nga). Còn đa phần lãnh thổ rộng lớn ở Siberia và Viễn Đông thì nhìn chung dân cư rất thưa thớt do khí hậu khắc nghiệt.
Hai thành phố lớn nhất của Nga là Moscow và Saint Petersburg cũng nằm ở châu Âu. Giới chức liên bang cũng cho rằng phần châu Âu là quan trọng hơn.
Nhưng mặt khác, chính phần đất châu Á là nơi tập trung hầu hết tài nguyên thiên nhiên của Nga. Do vậy, sẽ không khôn ngoan nếu đánh giá thấp tầm quan trọng của nửa phía Đông nước Nga.
Câu hỏi chính liên quan đến bản sắc của Nga trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài là “liệu Nga có là nước châu Âu hay không?”. Câu hỏi trên đã tạo ra tranh cãi gay gắt vào thế kỉ XIX với hai nhóm có ảnh hưởng nhất trong giới trí thức Nga là người thân Slav và người thân phương Tây.
Hồi đó, người thân Slav tin rằng Nga lẽ ra nên dựa vào di sản độc đáo của mình (truyền thống, Chính thống giáo và cuộc sống thôn dã) trong khi phe thân phương Tây ủng hộ ý tưởng hiện đại hóa kiểu châu Âu và chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, cuộc tranh cãi này bị gián đoạn bởi cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917, khi lực lượng Bolshevik lên nắm chính quyền. Ngày nay cuộc tranh cãi giữa 2 phe này vẫn tiếp diễn. Lập luận chính của họ là gì?
“Vâng, chúng tôi là người châu Á”
Những người phản đối ý tưởng Nga thuộc về thế giới phương Tây nhấn mạnh rằng người Nga trong suốt lịch sử đã sống ở “giao lộ” giữa các nền văn minh và do đó đã đón nhận các giá trị văn hóa đến từ cả châu Âu và châu Á.
Hơn nữa, lịch sử nhiều rắc rối của nước Nga trong mối quan hệ với các nước châu Âu và phương Tây nói chung đã chỉ đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho nhiều người ái quốc Nga nghĩ rằng “Chúng tôi không phải là châu Âu vì châu Âu sẽ không bao giờ đón nhận chúng tôi”. Alexander Blok, nhà thơ Nga nổi tiếng đầu thế kỉ XX đã viết vào năm 1918 một bài thơ đầy tức giận nhằm vào những người châu Âu phủ nhận Nga là châu Âu. Bài thơ mang tên “người Scythia” có đoạn: “Ừ - chúng tôi là người Scythia, ừ - chúng tôi là dân châu Á, với đôi mắt xếch và tham lam!”.
Một phần tích hợp của phương Tây
Mặt khác, một bài thơ tương tự của Blok thì lại kêu gọi đoàn kết giữa người Nga và các láng giềng châu Âu: “Hỡi các đồng chí, chúng ta sẽ là anh em!”. Đây là một thí dụ về tư tưởng cho rằng mối liên hệ văn hóa giữa Nga và châu Âu vượt lên trên các khác biệt và hiểu lầm chính trị.
Alexander Baunov - một nhà báo Nga và Tổng biên tập của trang Carnegie.ru, viết hồi năm 2014 rằng cả người phương Đông và phương Tây coi Nga gần gũi hơn với phương Tây, ít nhất là về văn hóa. Baunov viết: “Các khác biệt của chúng tôi với bất cứ nước phương Tây nào đều rất đáng kể nhưng các khác biệt đó không nhiều hơn các khác biệt giữa Phần Lan và Bồ Đào Nha, Hungary và Ireland, Síp và Ba Lan”.
Hiện nay, trên thế giới có 6 châu lục gồm: Châu Á, Châu Phi, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Đại Dương (hay còn gọi là Châu Úc), Châu Nam Cực và 5 đại dương bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Nam Đại Dương. Riêng tại Mỹ, họ tách châu Mỹ ra thành Bắc Mỹ và Nam Mỹ, nên với người Mỹ - Trái đất có tới 7 châu lục.
* Các châu lục trên thế giới có đặc điểm như sau:
- Diện tích: 44,58 triệu km² (chiếm khoảng 30% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 4,7 tỷ người (2024), chiếm hơn 60% dân số thế giới.
- Là nơi ra đời của nhiều nền văn minh lớn (Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa).
- Châu Á có sự đa dạng về địa hình: từ dãy Himalaya cao nhất thế giới, các đồng bằng châu thổ rộng lớn như sông Mekong, đến các sa mạc khô cằn như Gobi.
- Diện tích: 30,37 triệu km² (chiếm 20,4% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 1,4 tỷ người (2024), chiếm gần 18% dân số thế giới.
- Châu Phi là nơi khởi nguồn của loài người, với nhiều di tích cổ đại như kim tự tháp Ai Cập và các hóa thạch tổ tiên con người.
- Diện tích: 10,18 triệu km² (chiếm 6,8% diện tích đất liền toàn cầu).
- Dân số: Khoảng 750 triệu người (2024), chiếm khoảng 10% dân số thế giới.
- Là châu lục có mật độ dân số cao và đô thị hóa mạnh, được xem là cái nôi của văn minh phương Tây, với các nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.
- Diện tích: 42,55 triệu km² (gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ).
- Dân số: Khoảng 1 tỷ người (2024), chiếm khoảng 13% dân số thế giới.
- Chây Mỹ bao gồm Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
- Diện tích: 8,56 triệu km² (nhỏ nhất thế giới).
- Dân số: Khoảng 44 triệu người (2024), mật độ dân số thấp nhất thế giới.
- Châu Đại Dương bao gồm Australia, New Zealand và hơn 25.000 đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
- Diện tích: 14 triệu km², phần lớn được bao phủ bởi băng tuyết.
- Dân số: Không có cư dân thường trú; chỉ có khoảng 1.000-5.000 nhà nghiên cứu làm việc tại các trạm khoa học (tùy mùa).
- Là châu lục lạnh nhất và khắc nghiệt nhất trên Trái Đất, với nhiệt độ có thể xuống tới -80°C và là nơi tập trung nhiều loài động vật đặc trưng như chim cánh cụt và hải cẩu.
* Các đại dượng trên thế giới có đặc điềm sau:
Có diện tích: 168,72 triệu km² (lớn nhất thế giới), chạy dài từ Bắc Băng Dương tới Nam Đại Dương, là đại dương sâu nhất thế giới, với rãnh Mariana sâu hơn 10.000 mét.
Có diện tích: 85,13 triệu km² (lớn thứ hai thế giới), kết nối châu Mỹ với châu Âu và châu Phi và là đại dương có nhiều tuyến hàng hải quan trọng.
Có diện tích: 70,56 triệu km², nằm giữa châu Phi, châu Á và châu Đại Dương, là đại dương giàu tài nguyên và đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.
Có diện tích: 14,06 triệu km² (nhỏ nhất), nằm quanh Bắc Cực, đóng băng quanh năm, là nơi sinh sống của gấu Bắc Cực và nhiều loài sinh vật đặc trưng.
Có diện tích: 20,33 triệu km², bao quanh châu Nam Cực, nổi tiếng với hệ sinh thái phong phú và là môi trường sống quan trọng của cá voi xanh, hải cẩu và chim cánh cụt.
Có bao nhiêu châu lục và đại dương trên thế giới? Học sinh được học về châu lục và đại dương trong chương trình lớp mấy? (Hình từ Internet)