Chuyện Tình Báo Mũi Tên 17 30

Chuyện Tình Báo Mũi Tên 17 30

Mấy hôm nay cộng đồng mạng nói nhiều đến bộ áo dài, khăn xếp của một vị đại sứ Việt Nam mặc trong buổi lễ trình Quốc thư. Người bảo chẳng giống ta, người thì nói như vậy cho khỏi "đụng hàng". Nếu quan tâm theo dõi trang phục mà các vị đại sứ nước ta mặc trong các lễ trình quốc thư gần đây thì đúng là đa dạng, nhiều kiểu. Người theo lễ phục châu Âu, nơ đen, nơ trắng. Người thì mặc áo dài khăn xếp. Ngay với áo dài, khăn xếp mỗi người lại theo một kiểu khác nhau. Người mặc áo dài tay chẽn, người mặc áo dài tay thụng, người thì áo dài kiểu của người chủ lễ trong Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương. Có người lại mặc áo dài chẽn nách thụng tay như trong phim cổ trang của Trung Quốc. Bên cạnh lời khen, mọi người lên án, mỉa mai khá nhiều.

Mấy hôm nay cộng đồng mạng nói nhiều đến bộ áo dài, khăn xếp của một vị đại sứ Việt Nam mặc trong buổi lễ trình Quốc thư. Người bảo chẳng giống ta, người thì nói như vậy cho khỏi "đụng hàng". Nếu quan tâm theo dõi trang phục mà các vị đại sứ nước ta mặc trong các lễ trình quốc thư gần đây thì đúng là đa dạng, nhiều kiểu. Người theo lễ phục châu Âu, nơ đen, nơ trắng. Người thì mặc áo dài khăn xếp. Ngay với áo dài, khăn xếp mỗi người lại theo một kiểu khác nhau. Người mặc áo dài tay chẽn, người mặc áo dài tay thụng, người thì áo dài kiểu của người chủ lễ trong Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương. Có người lại mặc áo dài chẽn nách thụng tay như trong phim cổ trang của Trung Quốc. Bên cạnh lời khen, mọi người lên án, mỉa mai khá nhiều.

Bangkok hay Krung Thep Maha Nakhon ?

Tờ Bangkok Post đưa tin nội các Thái Lan ngày 15.2 đã thông qua dự thảo tuyên bố do Văn phòng Thủ tướng đưa ra dựa trên đề xuất của Văn phòng Hội Hoàng gia Thái Lan (ORST) về việc cập nhật tên gọi các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực hành chính và thủ đô. Văn bản nêu rõ Krung Thep Maha Nakhon sẽ trở thành tên chính thức của thủ đô Thái Lan.

Du khách tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở Bangkok

Thông báo này đã gây ra nhiều sự hoang mang và bối rối, đặc biệt là với người nước ngoài, vốn quen gọi thủ đô Thái Lan là Bangkok. Trên thực tế, Krung Thep Maha Nakhon (hay thường được người Thái gọi tắt là Krung Thep) mới là tên chính thức của thành phố này. Đáng chú ý hơn, Krung Thep Maha Nakhon cũng chỉ là một cách gọi tắt. Tên đầy đủ của thủ đô Thái Lan là “Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit”. Dịch sang tiếng Việt, cái tên này nghĩa là “Thành phố của các thiên thần, thành phố vĩ đại của những vị bất tử, thành phố tráng lệ của chín viên ngọc quý, nơi ngự trị của nhà vua, thành phố của các cung điện hoàng gia, quê hương của các vị thần, được Vishvakarman dựng lên theo lệnh của Indra”. Dù được sử dụng phổ biến ở nước ngoài, cái tên Bangkok - có nguồn gốc từ một khu vực cũ của thành phố - chỉ chính thức được công nhận từ tháng 11.2001.

Trong một bài đăng trên Facebook sau đó, ORST làm rõ rằng cả hai cách gọi Bangkok và Krung Thep Maha Nakhon đều được chấp nhận. Phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Ratchda Dhanadirek cũng cho biết thông báo này chỉ liên quan đến việc thay đổi dấu câu. Theo đó, cách gọi thủ đô Thái Lan sẽ từ “Krung Thep Maha Nakhon; Bangkok” chuyển thành “Krung Thep Maha Nakhon (Bangkok)”.

Dù còn phải được một ủy ban chuyên trách thông qua thì mới chính thức có hiệu lực, thông báo của ORST đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn bên trong đất nước Thái Lan.

Theo Bangkok Post, những người chỉ trích lo ngại cái tên Krung Thep Maha Nakhon có thể gây hại cho thương hiệu du lịch của Bangkok. Đài Thai PBS đưa tin những người này còn lập một chiến dịch phản đối trên trang web change.org. Tính đến ngày 17.2, chiến dịch này đã thu được hơn 2.700 chữ ký đồng tình.

Giữa tranh cãi, Bộ trưởng Văn hóa Thái Lan Itthiphol Kunplome ngày 16.2 nói mình ủng hộ tên chính thức của thủ đô là Krung Thep Maha Nakhon vì cái tên thể hiện lịch sử huy hoàng của thành phố. Ông cũng chỉ ra rằng tên Bangkok hầu như chỉ xuất hiện trong các bộ phim và tác phẩm quảng cáo.

Tuy vậy, một số người đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc thay đổi dấu câu. Họ cho rằng việc này còn gây tiêu tốn ngân sách khi cơ quan chức năng phải cập nhật các văn bản cho phù hợp. Dù sau đó, chính phủ Thái Lan đã làm rõ rằng các cơ quan được phép gọi thành phố thủ đô là Bangkok hoặc Krung Thep - tùy theo ý thích, làn sóng phản đối vẫn tiếp diễn.

Trong bài xã luận đăng ngày 18.2, báo Bangkok Post chỉ trích việc ORST đưa ra thay đổi này chỉ bằng một thông cáo báo chí, để rồi người dân và các cơ quan chức năng khác “vò đầu bứt tai” không biết vì sao phải thay đổi cách viết, và bây giờ họ phải làm gì. Tờ báo này cũng cho rằng các nhà chức trách, đặc biệt là ORST, phải trả lời câu hỏi của công chúng. Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cũng cần được hướng dẫn về việc áp dụng thông báo của ORST. Bangkok Post chỉ ra rằng dù được viết như thế nào đi nữa, tên gọi của một nơi bắt nguồn từ những con người sống ở đó. Họ nhận ra những đặc điểm của nơi mình sống và quyết định gọi nơi đó như vậy. Do đó, cơ quan chức năng nên hỏi ý kiến người dân trước khi ra quyết định liên quan tới việc này.

Cách đây ít lâu, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chấn chỉnh tình trạng lộn xộn tên gọi các trường đại học bằng tiếng nước ngoài. Chưa biết chuyện ấy thực hiện đến đâu, mới đây lại nghe bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết một trong bốn nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2015-2016 là cơ cấu lại hệ thống trường đại học, cao đẳng, bắt đầu từ việc "thống nhất tên gọi các trình độ đào tạo".

Ngẫm lại, thấy ở Việt Nam thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ dường như là một điều gì đó cực kì khó khăn, không thể đạt được. Phải chăng ngôn ngữ là tiếng nói hàng ngày, chữ đọc hàng ngày, ai cũng biết, cũng nghe, cũng thấy nên ai thích xài sao thì xài, miễn hiểu được là xong, không cần quan tâm đến sự chỉn chu, tính chuẩn mực, khả năng hệ thống hoá của nó?

Đơn cử, chuyện tên gọi trường học hay bậc học, nếu bắt đầu, tại sao không làm ngay từ bậc phổ thông, thậm chí sửa ngay từ luật?

Thật vậy, Điều 30 Luật Giáo dục 2005 quy định rằng:

"Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm: 1. Trường tiểu học;2. Trường trung học cơ sở;3. Trường trung học phổ thông;4. Trường phổ thông có nhiều cấp học;5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp."

Nếu như các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông khi đứng riêng rẽ không gặp vấn đề gì về tên gọi và tên viết tắt (lần lượt là TH, THCS, THPT), thì "trường phổ thông có nhiều cấp học" lại bao gồm ba loại hình: trường gồm cấp I và cấp II; trường gồm cấp II và cấp III; trường gồm cả ba cấp I, II, III. Trong thực tế, các trường thuộc ba loại hình này phải viết tên rất dài như sau:

- Trường tiểu học và trung học cơ sở (viết tắt: TH&THCS hoặc TH-THCS)

- Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: THCS&THPT hoặc THCS-THPT)

- Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông (viết tắt: TH-THCS-THPT hoặc TH, THCS, THPT; có nơi viết TiH để phân biệt "tiểu học" với "trung học")

Tên gọi như thế vừa dài, vừa dở, vừa rối. Thế nhưng tất cả từ Bộ đến các Sở GD&ĐT rồi các trường học, giáo viên, học sinh, phụ huynh, v.v. hầu như không ai cảm thấy phiền. Hay có phiền nhưng cứ mặc nhiên chấp nhận? Xét về mặt kinh tế, chỉ riêng việc gọi tên, làm bảng hiệu, viết văn bản, giấy tờ, biểu mẫu các loại, những cái tên dài ngoằng rối rắm thế này đã là một sự phí phạm. Xét về mặt quản lí, một hệ thống tổ chức không có-hệ-thống, không chuẩn mực, thiếu nhất quán thể hiện một trình độ yếu kém trong tổ-chức-hệ-thống.

Một cách đơn giản, trong giáo dục có thể hiểu "phổ thông" bao gồm hai bậc tiểu học và trung học. Bậc tiểu học chỉ có một cấp, còn trung học bao gồm hai cấp là trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trong đó, bậc/cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thuộc giai đoạn giáo dục bắt buộc, gọi chung là phổ thông cơ sở (tên gọi này đã từng tồn tại đến đầu những năm 1990, dùng cho các trường cấp I-II). Như thế, tên gọi các cơ sở giáo dục phổ thông ghi trong Luật Giáo dục 2005 có thể được viết lại thành:

Về mặt quản lí hệ thống, có thể nói đây là những tên gọi gọn gàng, và đẹp. Về mặt kinh tế, với mức tiết kiệm từ 37,5 % đến 75 % số từ cần dùng cho các loại trường nhiều cấp học, ấy là một con số rất đáng kể. Nhưng viết là viết thế, chứ cũng biết là chuyện thống nhất tên gọi hay các khái niệm từ ngữ ở Việt Nam là một điều cực kì khó khăn, không dễ đạt được.