Mục đích và phạm vi thu thập thông tin Haisanhoanglong.com không bán, chia sẻ hay [...]
Mục đích và phạm vi thu thập thông tin Haisanhoanglong.com không bán, chia sẻ hay [...]
Có nhiều tiêu chuẩn chứng nhận đã và đang được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam như: SQF, GlobalGAP, ASC, BAP, Naturland, AquaGAP, VietGAP,… Tuy nhiên, các tiêu chuẩn quan trọng được áp dụng phổ biến cho nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có các tiêu chuẩn nuôi tôm xuất khẩu hiện nay là ASC, GlobalGAP và BAP.
Đặc điểm chung của các tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản này là đều tập trung vào:
Dưới đây là thông tin về các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản ASC, GlobalGAP và BAP:
ASC (Aquaculture Stewardship Council) – Hội Đồng Quản Lý Nuôi Trồng Thủy Sản, là tổ chức độc lập, phi chính phủ và phi lợi nhuận.
Tiêu chuẩn ASC là một trong những chứng nhận uy tín trên thế giới về quản lý nuôi trồng thủy sản
Tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản ASC được thành lập vào năm 2009 bởi WWF (World Wildlife Fund: Quỹ Động vật hoang dã Thế giới) và IDH (Dutch Sustainable Trade Initiative: Sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan) với mục đích nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu cho việc nuôi trồng thuỷ sản.
Tiêu chuẩn này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh môi trường và xã hội, được xây dựng dựa theo hướng dẫn của tổ chức Liên minh Quốc tế về Công nhận và Dán nhãn Môi trường và Xã hội: ISRAEL.
BAP (Best Aquaculture Practices) – Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất của tổ chức Global Aquaculture Alliance (GAA: Liên minh Thủy sản toàn cầu).
Tiêu chuẩn chứng nhận BAP được thực hiện cho nhiều lĩnh vực khác nhau từ trại giống, nhà máy thức ăn đến trang trại và nhà máy chế biến thuỷ sản.
Chứng nhận BAP tập trung chủ yếu vào các mảng trách nhiệm với xã hội, môi trường, sức khỏe động vật, an toàn thực phẩm và chương trình truy xuất nguồn gốc tự nguyện đối với các cơ sở thủy sản.
Các doanh nghiệp, trang trại nuôi trồng đạt được chứng nhận tiêu chuẩn nuôi trồng thuỷ sản BAP sẽ được cấp nhãn chứng nhận BAP in trên bao bì sản phẩm, thể hiện sự cam kết của nhà sản xuất với khách hàng trong việc cung cấp thủy sản sạch và được khai thác bền vững.
GlobalGAP là tổ chức tư nhân thiết lập các tiêu chuẩn tự nguyện cho việc chứng nhận quy trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàn cầu.
Tiêu chuẩn GlobalGAP đóng vai trò như một quyển sổ tay hướng dẫn về Thực hành nông nghiệp tốt
Tiền thân của tiêu chuẩn GlobalGAP là EurepGAP, được thành lập vào năm 2000 bởi các hệ thống siêu thị và những nhà cung cấp lớn ở châu Âu. Đến 9/2007, đổi tên thành GlobalGAP với mục đích mở rộng và nâng tầm quốc tế.
Có thể nói, bộ tiêu chuẩn GlobalGAP đóng vai trò như một quyển Sổ tay hướng dẫn về Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP) và được thiết kế nhằm cam đoan với người tiêu dùng về: đảm bảo tính an toàn thực phẩm, giảm thiểu sự tác động đến môi trường do các hoạt động nông trại, cung cấp các hướng dẫn về an sinh động vật, đồng thời duy trì nguyên tắc có trách nhiệm đối với sức khỏe và sự an toàn của người lao động.
Trong tình hình kinh tế phát triển và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đạt chứng nhận nuôi trồng thủy sản sẽ giúp ích rất nhiều cho nông dân và các doanh nghiệp. Do đó, hãy liên hệ ngay với GOODVN – Văn phòng chứng nhận quốc gia để được hỗ trợ tư vấn, cấp chứng nhận đảm bảo uy tín, hợp pháp nhé!
Manager - Auditor at GOOD VIỆT NAM
Luật sư Nguyễn Đỗ Sơn có kinh nghiệm làm việc và quản lý nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với kinh nghiệm triển khai hệ thống, đào tạo và nâng cao năng suất, Luật Sư Nguyễn Đỗ Sơn hiện tại là Giám Đốc Điều Hành, chuyên gia trong lĩnh vực triển khai hệ thống quản lý đào tạo cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, trang trại khi đạt được các tiêu chuẩn nuôi tôm nói riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung sẽ mang lại rất nhiều lợi thế trong việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế
Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hiện nay ngày càng có xu hướng phát triển dựa theo những yêu cầu, đòi hỏi đa dạng của người tiêu dùng. Với người tiêu dùng ở Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản, họ luôn có các yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm. Hơn 90% các nhà bán lẻ tại thị trường Bắc Mỹ và 75% các nhà bán lẻ tại thị trường EU yêu cầu thủy sản phải đáp ứng với sự bền vững của môi trường.