Trồng chè là một trong những thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam. Đây là ngành được đánh giá cao và xem trọng bởi sản phẩm chè Việt Nam không những đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trước quốc tế. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những thông tin về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản chè đối với trong nước và thế giới. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Trồng chè là một trong những thế mạnh của nền nông nghiệp Việt Nam. Đây là ngành được đánh giá cao và xem trọng bởi sản phẩm chè Việt Nam không những đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trước quốc tế. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn những thông tin về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản chè đối với trong nước và thế giới. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Theo thống kê, tình hình chè Việt Nam đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về diện tích và thứ 6 trong bảng xếp hạng về sản lượng chè trên toàn thế giới. Năm 2017, với diện tích đất trồng chè là 129,3 nghìn ha. Trong đó cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc, Lâm Đồng và Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây, ngành chè nước ta không chỉ có những chuyển biến tích cực về diện tích canh tác mà còn tích cực trong việc tăng cả về năng suất, sản lượng một cách đáng kể. Cả nước có gần 600 cơ sở sản xuất và cung ứng chè. Trong đó có thể kể đến các vùng trọng điểm chuyên canh như Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng.
Theo thống kê sản lượng thì sản xuất chè Việt Nam vào tháng 11 năm 2020 đạt 175.000 tấn, xấp xỉ bằng 180.000 tấn thấp hơn so với năm 2019 khoảng 5000 tấn.
Khả năng tiêu thụ chè trong nước ở mức ổn định là 45.000 tấn với giá bán ra thị trường là 150.000 đồng/kg. Hiện nay dòng chè Shan khá được ưa chuộng và có giá thành cao trong thị trường tiêu thụ. Doanh thu trong nước trong khoảng 315 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD trong tổng số 552 triệu USD doanh thu toàn ngành.
Xem thêm: Bật Mí: TOP Các Thương Hiệu Trà Nổi Tiếng Ở Việt Nam
Chè xanh là loại chè hiện đang chiếm phần lớn sức tiêu thụ trong nước. Và trong những năm gần đây nhu cầu tiêu thụ chè trong nước tăng cao. Đặc biệt vào các ngày lễ Tết hay các sự kiện quan trọng dùng để biếu tặng, làm quà, … Trà trong cuộc sống hiện nay không chỉ đáp ứng cho lứa tuổi trung niên mà còn đáp ứng cho nhu cầu lớn của giới trẻ, cùng với đó mà sự đòi hỏi cao về tính tiện lợi, nhanh chóng và thẩm mỹ. Những thị hiếu này là điều kiện giúp những loại chè hòa tan hay chè túi nhúng có được chỗ đứng ổn định trên thị trường.
Pakistan, Đài Loan và Nga là 3 thị trường tiêu thụ chè lớn của Việt Nam. Trong đó, Pakistan là thị trường dẫn đầu về sức tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam.
Trong thời gian trước, việc xuất khẩu của ngành chè Việt Nam sang Pakistan bị giảm rõ rệt về cả kim ngạch và lượng. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sản phẩm chè của Việt Nam không đa dạng chuẩn loại cũng như chất lượng chè không được đánh giá cao, đi đôi với đó là mẫu mã và quy chuẩn kém dẫn đến tình trạng chè Việt Nam không có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm chè khác tại thị trường này.
Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đa số là các nước dễ tính. Còn với các thị trường có yêu cầu cao và khó tính như Mỹ, EU… Chè Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được chất lượng cũng như mẫu mã để xuất khẩu vào những thị trường này. Chính vì thế mà lượng chè xuất khẩu của Việt Nam so với các nước xuất khẩu khác chè lớn nhất thế giới vẫn còn hạn chế hơn.
Trong 6 tháng đầu năm 2021 lượng chè Việt Nam xuất khẩu của cả nước đạt 58.090 tấn. Con số này tăng 0,3% so với lượng chè xuất khẩu cùng kỳ của năm 2020, thu về 94,86 triệu USD tăng 4,4%, giá trung bình đạt 1.632,9 USD tăng 41%.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong tháng 6/2021 cả nước có lượng chè xuất khẩu đạt 11.110 tấn, tương đương với thu về 19,57 triệu USD, giá trung bình tính được là 1.761 USD/ tấn tăng 9,8% về lượng và tăng 18,7% về kim ngạch so với tháng 5/2021, tăng 8,1% về giá. So với tháng 6/2020 thì giảm 7,8% về lượng và giảm 2,1% về kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá.
Pakistan vẫn là quốc gia đứng đầu về sức tiêu thụ chè của Việt Nam xuất khẩu sang, con số đạt trên 17.274 tấn, tương đương với 33,41 triệu USD, giá trung bình 1.933,9 USD/tấn, tăng 12% về lượng, tăng 14,4% về kim ngạch và tăng 2,1% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 29,7% trong tổng lượng và chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.
Đài Loan là thị trường thứ 2 mà Việt Nam xuất khẩu chè sang, trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam xuất khẩu lượng chè tăng 15 % và tăng 12,9% về kim ngạch nhưng lại giảm 2% về giá so với 6 tháng đầu của năm 2020, đạt 8.425 tấn, tương đương 12,98 triệu USD.
Thị trường thứ 3 mà Việt Nam xuất khẩu chè là Nga. Nga tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam đạt mức 6.501 tấn, tương đương với 10,33 triệu USD, giá 1.589 USD/tấn, giảm 11,8% về lượng, giảm 7% kim ngạch nhưng tăng 5,5% về giá so với cùng kỳ, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.
Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đáng chú ý nhất là Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021 sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc có mức tăng mạnh 55% về lượng, tăng đến 59% về kim ngạch và giá tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức 5.405 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 1.552,4 USD/tấn.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước hiện nay.
Năm 2023, xuất khẩu chè Việt Nam đạt 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, lần lượt giảm 17% và 11% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là số liệu mới nhất từ Hải quan Việt Nam. Theo đó, 2023 là năm có sản lượng xuất khẩu thấp nhất 7 năm. Giá chè xuất khẩu bình quân năm ngoái đạt 1.737 USD một tấn, tăng hơn 7% so với năm 2022, nhưng mức giá này mới chỉ bằng 67% so giá chè xuất khẩu bình quân trên thế giới. Giá chè xuất khẩu bình quân toàn cầu năm 2023 đạt 2.600 USD một tấn./. phòng Thời sự
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu từ Cơ quan Hải quan Nga cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2021 Nga nhập khẩu chè đạt 103,7 nghìn tấn, trị giá 293,54 triệu USD, tăng 2,1% về lượng và tăng 9,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá chè nhập khẩu bình quân đạt 2.831,3 USD/tấn, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Nga nhập khẩu chè nhiều nhất từ thị trường Ấn Độ trong 8 tháng đầu năm 2021, đạt 23,1 nghìn tấn, trị giá 64 triệu USD, giảm 18,8% về lượng, nhưng tăng 1,7% về trị giá do giá tăng mạnh, đạt 2.764,6 USD/tấn, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là thị trường Kenya đạt 20,9 nghìn tấn, trị giá 44,7 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và tăng 27,7% về trị giá; Sri Lanka đạt 19,7 nghìn tấn, trị giá đạt 75,6 triệu USD, giảm 0,8% về lượng và giảm 1,6% về trị giá...
Việt Nam là thị trường cung cấp chè lớn thứ 5 cho Nga, lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam đều giảm trong 8 tháng đầu năm 2021, tỷ trọng nhập khẩu chè từ Việt Nam chiếm 8,2%, giảm 2,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Nga nhập khẩu chủ yếu mặt hàng chè đen và chè xanh trong 8 tháng đầu năm 2021. Trong đó, chè đen là chủng loại nhập khẩu nhiều nhất đạt 94,3 nghìn tấn, trị giá 263,5 triệu USD, tăng 1,5% về lượng và tăng 8% về trị giá, giá chè đen nhập khẩu bình quân đạt 2.793,6 USD/tấn, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Việt Nam là thị trường cung cấp chè đen lớn thứ 4 cho Nga, tuy nhiên lượng và trị giá nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm 2021, mặc dù giá chè đen nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 1.738,4 USD/tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng nhập khẩu chè đen từ Việt Nam chiếm 8,5% tổng lượng chè đen Nga nhập khẩu, giảm 2,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.
Tiếp theo là chủng loại chè xanh Nga nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2021, đạt 9,3 nghìn tấn, trị giá đạt 29,7 triệu USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 19,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Nga nhập khẩu chè xanh chủ yếu từ thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2021, lượng chè xanh nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 83,3% tổng lượng chè xanh Nga nhập khẩu. Tiếp theo là các thị trường Sri Lanka, Việt Nam, Indonesia…
Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với 16.072 tấn, giảm 13% về lượng so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến ngày 15/7, Việt Nam xuất khẩu 68.736 tấn chè, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Giá chè xuất khẩu bình quân đạt 1.718 USD/tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu chè lũy kế đến ngày 15/7 đạt 118,1 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước.
Nửa đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu chè sang 18 thị trường. Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với 16.072 tấn, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước lại ghi nhận giảm 13% về lượng. Đây cũng là thị trường duy nhất đạt lượng xuất khẩu trên 10.000 tấn chè.
Pakistan là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam với 16.072 tấn
Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu chè lớn thứ hai với 6.762 tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc là thị trường lớn thứ ba với 6.304 tấn, tăng tới 207% so với cùng kỳ năm trước về lượng.
Các thị trường lớn khác còn bao gồm Mỹ với 4.053 tấn, tăng 62% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia với 4.831 tấn, tăng 69% so với cùng kỳ năm trước....
Trong khối ASEAN, ngoài Indonesia, Việt Nam còn xuất khẩu chè sang Malaysia với 2.862 tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước; Philippines với 362 tấn, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Về kim ngạch, giá trị xuất khẩu chè sang Pakistan có mức cao nhất với 33,6 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) với 11,3 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Ở mức dưới 10 triệu USD, chè xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 9,3 triệu USD, tăng tới 86% so với cùng kỳ năm trước; Nga với 5,8 triệu USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước; Mỹ với 5,7 triệu USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm trước; Indonesia với 5 triệu USD, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước....
Trong khối ASEAN, Việt Nam xuất khẩu chè sang Malaysia thu về 2 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước; Philippines với 0,9 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước..
Về giá, Đức là thị trường có giá xuất khẩu chè bình quân cao nhất với 5.360 USD/tấn, tiếp đến là Philippines với 2.651 USD/tấn, Ả ập Xê út với 2.608 USD/tấn...
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...