Một làng nghề nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam, Làng gốm Bát Tràng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bề dậy hơn 500 năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên được chất nghề của cha ông. Được du khách trong và người nước biết đến, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Đến đây bạn có thể tham quan chiêm ngưỡng những tác phẩm và có thể tham gia làm gốm cùng với các nghệ nhân nơi đây.
Một làng nghề nổi tiếng nhất nhì tại Việt Nam, Làng gốm Bát Tràng nay thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Bề dậy hơn 500 năm lịch sử nhưng vẫn giữ nguyên được chất nghề của cha ông. Được du khách trong và người nước biết đến, xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Đến đây bạn có thể tham quan chiêm ngưỡng những tác phẩm và có thể tham gia làm gốm cùng với các nghệ nhân nơi đây.
Nghề thủ công truyền thống làm mộc nằm ở thôn Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội, đã có lịch sử nghìn năm tuổi và được công nhận là “Làng nghề truyền thống tiêu biểu Việt Nam”.
Làng nghề truyền thống Chàng Sơn có chữ “Chàng” mang tên của một dụng cụ để làm nghề mộc. Nơi đây sử dụng đa dạng gỗ để chạm khắc kiến trúc, nội thất, đồ thờ cúng, làm nhà, tạo tác đồ gỗ cao cấp ( bàn ghế, sập, tủ, đôn,..) và tạc tượng gỗ các lọai.
Sản phẩm chạm khắc gỗ ở làng nghề thủ công này có nhiều chi tiết phức tạp, tinh xảo nên nguyên liệu làm ra sản phẩm phải được tuyển chọn kỹ càng, đáp ứng yêu cầu về mặt chất lượng như có vân thớ đẹp, lỗ mạch nhỏ, không bị mối mọt, ít cong vênh,… Hơn thế nữa, nghề thủ công này cũng đòi hỏi người thợ phải có sức khoẻ và tay nghề cao.
Làng nghề mộc truyền thống Chàng Sơn có tác phẩm nổi tiếng ”18 vị La Hán chùa Tây Phương” vô cùng tinh xảo, công phu, sống động, được kết hợp hài hòa trong vật liệu, kết cấu, hình khối, được coi là đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc đương thời.. Các sản phẩm nghề truyền thống thường có hoa văn độc đáo, nét chạm trổ thủ công cổ kính và hiện đại, góp phần làm phong phú đồ thủ công truyền thống Việt Nam.
Giống như ở các làng nghề truyền thống khác, Chàng Sơn luôn có không khí lao động sản xuất hăng say, nhộn nhịp, nhưng sản phẩm ở đây luôn có nét chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo, luôn được các nghệ nhân thổi hồn vào những nét chạm khắc khiến chúng uyển chuyển chứ không thô kệch, cứng nhắc, điều này làm cho làng nghề thủ công Chàng Sơn có thể tồn tại và phát triển cho đến bây giờ.
Làng nghề thủ công làm nón ở làng Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế là nghề truyền thống có từ hàng trăm năm trước, nơi đây là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.
Nguyên liệu chủ yếu của ngành nghề truyền thống làm nón là lá non của cây bồ qui diệp (hoặc lá dừa, lá gồi) - sau khi hái được phơi khô cho đến khi có màu vàng ươm. Lá không được để khô quá cũng không nên ướt quá, lá cũng cần được ủi phẳng trước khi làm nón, vì vậy mới nói các nghề thủ công ở Việt Nam phát triển được đều nhờ sự tỉ mẩn và cẩn trọng trong từng công đoạn và sự kiên trì của người dân Việt.
Chiếc nón đơn sơ mộc mạc nhưng vì nhờ cách làm nón vô cùng công phu, tỉ mỉ trải qua 15 công đoạn khéo léo và tinh tế nên chiếc nón nào được làm ra từ làng nghề truyền thống Phú Vang đều có độ mỏng thanh, đường kim mũi chỉ đều đặn, chau chuốt và màu sắc hài hoà. Chiếc nón còn được trang trí thêm bằng hoạ tiết đơn giản hoặc các bài thơ hay về non sông đất nước, hoặc thêu tay các hoạ tiết sặc sỡ.
Những người làm nghề thủ công truyền thống làm nón ở Phú Vang luôn có sự sáng tạo độc đáo về mẫu mã và kích thước sản phẩm, tạo nên nét đặc sắc riêng của hàng hóa làng nghề Việt. Chiếc nón lá là sản phẩm làng nghề truyền thống không những dùng để che nắng che mưa cho các bà các chị mà còn được người Việt phương xa trân quí, tự hào còn người nước ngoài thì mua làm quà lưu niệm mỗi khi đến du lịch tại Việt Nam.
Chiếc nón lá nói riêng và nghề truyền thống làm nón lá Phú Vang nói chung là biểu tượng của văn hoá Việt, cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa.
Như vậy, Mây Tre Đan Trà vừa giới thiệu với các bạn 10 Làng nghề truyền thống tiêu biểu ở nước ta. Các làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam vẫn đang trụ vững theo thời gian và không chỉ đang sản xuất ra các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn lưu giữ những giá trị truyền thống và giá trị văn hoá của đất nước.
Các làng nghề ở Việt Nam tạo nguồn thu nhập lớn cho người dân quanh vùng, tuy nhiên một số ngành nghề truyền thống đang dần mai một cần được bảo tồn và khôi phục nhanh chóng.
Trong tương lai gần, Mây Tre Đan Trà hy vọng các làng nghề truyền thống ở miền Nam cũng như miền Bắc cùng duy trì và mở rộng phát triển hơn nữa để những nghề truyền thống Việt Nam sẽ được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn nữa.
Voucher ưu đãi trang trí nội thất mây tre đan
Săn Voucher ưu đãi giá trực tiếp từ làng nghề mây tre đan Việt Nam
Buôn có hội – Bán có phường, vậy nên từ xa xưa, Hà thành được biết đến là nơi có nhiều làng nghề cổ vô cùng phát triển. Ngày nay trước sự hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đã có nhiều làng nghề biến mất và không còn phát triển như trước nữa. Tuy nhiên, có những ngôi làng nghề truyền thống vẫn khẳng định sức sống trường tồn theo thời gian và trở thành điểm đến yêu thích của nhiều bạn trẻ Việt.
Một địa điểm checkin khá quen thuộc với các bạn trẻ Hà Nội mỗi dịp cuối tuần đó chính là Làng lụa Vạn Phúc. Làng nghề truyền thống này còn có tên gọi khác là làng lụa Hà Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km.
Đây là làng nghề dệt lụa tơ tằm có tiếng tại Hà Thành từ ngàn năm, lụa được dệt từ đây thường được lựa chọn kỹ lưỡng, tỉ mỉ để may trang phục cho vua chúa trong triều đình.
Cho đến ngày nay, trải qua hàng ngàn năm hình thành và phát triển, trước những biến cố của thời gian, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế- xã hội. Làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét sinh hoạt truyền thống với hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam như cây đa, giếng nước, sân đình.
Sản phẩm làng nghề vô cùng đa dạng từ lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Tất cả đều được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên được dệt thủ công qua đôi bàn tay của những người thợ làm nghề nên rất mềm mại và bền đẹp.
Ghé thăm làng lụa Hà Đông không chỉ có những đoạn đường check in siêu đẹp và rộng mà du khách còn có cơ hội được tìm hiểu về quá trình dệt vải thủ công.
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km. Gốm Bát Tràng là thương hiệu gốm nổi tiếng có từ lâu đời, được khách hàng vô cùng yêu thích về cả mẫu mã và chất lượng.
Mỗi dịp cuối tuần hoặc những ngày lễ, có rất đông bạn trẻ đến tham quan, khám phá làng nghề truyền thống này. Ngôi làng vẫn giữ được những nét cổ kính với những bức tường phơi than đan xen những ngôi nhà hiện đại, cao tầng.
Đây cũng là địa điểm check in cực đẹp được các bạn trẻ lựa chọn với Bảo tàng Bát Tràng một công trình kiến trúc độc đáo của người Hà Nội. Ngoài ra, cũng có thể ghé thăm chợ Bát Tràng nơi trưng bày và bán rất nhiều các mặt hàng từ bình dân đến cao cấp.
Với đa dạng các mẫu mã và màu sắc, được làm ra bởi những bàn tay khéo léo của các thợ thủ công của làng nghề rất thích hợp mua làm quà tặng hoặc để trưng bày.
Đến thăm làng gốm Bát Tràng, du khách cũng có cơ hội được tự tay tạo ra các sản phẩm gốm cho riêng mình dưới sự hướng dẫn của người làm nghề. Tự do sáng tạo và thể hiện khả năng hội họa, sự khéo tay qua tác phẩm của mình và mang nó về làm kỷ niệm. Đây chắc chắn sẽ là trải nghiệm vô cùng thú vị và khó quên khi đến với làng gốm Bát Tràng.
Xem thêm: Các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên du lịch tại đây
Làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, cách trung tâm Hà Nội trên 30km, nằm ven bên dòng sông Đáy thơ mộng. Nón – hình ảnh quen thuộc gắn với đồng quê Việt Nam, là vật mang nhiều giá trị truyền thống và giá trị tinh thần to lớn của người Việt.
Trước đây, nón là vật dụng thiết yếu thì hiện nay kinh tế phát triển nón không còn được sử dụng nhiều như trước nữa. Tuy nhiên, làng nghề làm nón tại Làng Chuông vẫn còn lưu giữ và bảo tồn nguyên vẹn giá trị làng nghề truyền thống
Thay vì sản xuất nón lá, người làng nghề còn sản xuất đa dạng các loại nón như nón quai thao, nón lụa, các loại nón để decor trang trí phòng khách, quán cafe, trang trí nội thất, ….
Khi ghé thăm làng nón Chuông vào cuối tuần ngoài việc khám phá các thợ thủ công làm nghề, check in khuôn viên cực thơ và cổ. Du khách còn có cơ hội được tham gia vào phiên chợ bán nón họp vào những ngày cuối tuần
Có địa chỉ tại Ứng Hòa cách trung tâm Hà Nội khoảng hơn 35km, đây là địa điểm check in đang hot rần rần trong thời gian vừa qua. Làng hương Quảng Phú Cầu là một trong những làng nghề cổ truyền thống lâu đời nhất ở Hà Nội với tuổi đời lên đến hơn 100 năm.
Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi làng nghề cổ này vẫn giữ nguyên vẹn những nét đẹp cổ xưa của làng quê vùng Bắc Bộ. Là nơi cung cấp chính hương phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân Hà thành và cả nước.
Vào dịp Tết, diện tà áo dài thướt tha cùng checkin với những bó hương đủ màu sắc được sắp xếp ngay ngắn, trải xòe to thành những bông hoa đang nở rộ với đa dạng các hình ảnh khác nhau. Chắc chắn sẽ mang đến những bức ảnh mới lạ và độc đáo.
Xem thêm: Du lịch chữa lành giúp cân bằng cuộc sống tại đây
Làng nghề quạt Chàng Sơn thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội đã tồn tại hàng trăm năm trước. Quạt giấy chính là vật dụng gắn liền với tuổi thơ vào những ngày hè nóng nực. Cả kí ức đẹp ùa về với hình ảnh nằm võng đung đưa được ông bà quạt mát bằng chiếc quạt giấy.
Ngày nay khi điện xuất hiện xã hội phát triển những chiếc quạt giấy gần như bị biến mất và ít sử dụng hơn trước. Tuy nhiên, làng nghề quạt Chàng Sơn vẫn giữ được nghề truyền thống này cho đến tận ngày nay
Đi khắp các ngõ ngách trong làng, nơi đâu cũng thấy những chiếc quạt giấy xòe nan hong khô. Như cách mà người làm nghề nơi đây khẳng định giá trị văn hóa vững bền của những chiếc quạt giấy dù thời gian có thay đổi.
Các sản phẩm quạt đã được những người thợ thủ công nâng tầm. Không chỉ để làm mát mà còn trở thành những món quà tặng, món đồ trang trí có tính thẩm mỹ cao. Vậy nên, nếu có dịp đến với làng nghề quạt Chàng Sơn tham quan và trải nghiệm, đừng ngần ngại mua những chiếc quạt thủ công về làm kỷ niệm nhé.
Hy vọng với những chia sẻ trên của Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ giúp các bạn trẻ thêm hiểu và thêm yêu những giá trị văn hóa truyền thống ngàn năm của dân tộc Việt. Nếu có thời gian hãy thử đến thăm quan và trải nghiệm các làng nghề truyền thống trên nhé để nuôi dưỡng tự hào về văn hóa Việt
Xem thêm: Tuyển sinh ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại đây