Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Philippines thời gian qua trên mọi lĩnh vực; nhất trí đưa quan hệ hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững, lâu dài, đóng góp tích cực cho một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Philippines thời gian qua trên mọi lĩnh vực; nhất trí đưa quan hệ hai nước tiếp tục đi vào chiều sâu, thực chất, bền vững, lâu dài, đóng góp tích cực cho một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, vì hoà bình, ổn định và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra các vụ vỡ hụi hoặc bị chủ hụi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản khiến nhiều người phải dở khóc, dở cười vì bị mất tài sản, với số bị tiền chiếm đoạt lên tới hàng tỷ đồng. Điển hình, vụ Lê Thị Ý Như (sinh năm 1980, ngụ ấp Bình Lộc, xã Bình Chánh, huyện Châu Phú) chiếm đoạt hơn 3,6 tỷ đồng của hụi viên.
An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
An ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó. Dưới góc độ triết học, việc giải quyết vấn đề an ninh môi trường là bảo vệ môi trường sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội loài người; Là bảo vệ một trong ba yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội.
An ninh môi trường không được bảo đảm thì xã hội không có sản xuất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển. Như C.Mác đã khẳng định: “Con người sốngbằng giới tự nhiên. Như thế nghĩa là giới tự nhiên là thân thểcủa con người,... con người là một bộ phận của tự nhiên”(1)và “Công nhân không thể tạo ra cái gì khác nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu, trong đó lao động của anh ta triển khai, từ đó và nhờ đó, lao động của anh ta sản xuất ra sản phẩm”(2).
Biểu hiện củamôi trường bị mất an ninh là: Cạn kiệt tài nguyên, thiên tai thường xuyên, thiên nhiên suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn, biến đổi các chu trình sinh -địa, suy giảm đa dạng sinh học... Vì vậy, nếu không giữ được an ninh môi trường thì những thảm họa môi trường sẽ gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, trở thành ngòi nổ cho các bất ổn xã hội, các cuộc xung đột, chiến tranh và thậm chí hủy diệt loài người.
Ở Việt Nam, bảo đảm an ninh môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ môi trườnglà trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”(3).
Khái niệm an ninh môi trường đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng là một nội dung quan trọng của Văn kiện Đại hội XII của Đảng, trong đó nhấn mạnh: “Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường”(4).
Đồng thời, “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống”(5). Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, vấn đề bảo đảm an ninh môi trường đã được Đảng, Nhà nước taquan tâm và thể chế hóa trong các chủ trương, đường lối, chính sách,pháp luật.
Mặc dù vậy, môi trường nước ta hiện vẫn đang bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa đến an ninh quốc gia. Văn kiện Đại hội XI chỉ rõ: “Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”(6).
Bên cạnh đó, “Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng”(7). Vì vậy, việc xem xét, đánh giá vấn đề an ninh môi trường ở nước ta hiện nay là cần thiết. Có thể khái quát một số biểu hiện của an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau:
Một là, ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường sống (hay còn gọi là quá trình tự hủy diệt) do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ragây bức xúc trong dư luận. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, đến an ninh môi trường của các thế hệ hiện tại và tương lai. Ô nhiễm môi trường bao gồm ba loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Cả ba loại ô nhiễm đó đều đang vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép ở các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề.
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lýnước thải rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lýnước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Thí dụ như, dọc lưu vực sông Đồng Nai mỗi ngày phải tiếp nhận trên 111 nghìn m3 nước thải của 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung(8), số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận...
Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã hủy hoại môi trường, phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán hoặc ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội như trường hợp nhà máy Formusa (Hà Tĩnh) năm 2016. Số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tấn, có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41nghìnngười đã bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trên 176 nghìn người phụ thuộc bị ảnh hưởng do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4nghìntàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng(9).
Bên cạnh ô nhiễm ở các khu công nghiệp là ô nhiễm ở các làng nghề. Trong đó, ngành sản xuất có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, quá trình nàyphát sinh các khí độc,như:hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2 O3), nhưlàng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên).
Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân hủycác chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa thải ra tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3... Các khí này có mùi hôi tanh, điển hình như ở làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam).
Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da, thường bị ô nhiễm các khí: SO2, NO2. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan. Nồng độ SO2, NO2 tại các làng nghề tái chế nhựa khá cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, dẫn đến sựphản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội.
Ngoài ra, ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc.
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Đây là quá trình tự hủy diệt môi sinh của con người trong quá trình tồn tại và phát triển.
Hai là, biến đổi khí hậu đe dọa môi sinh. Việt Nam là một trong 5 quốc gia ở khu vực châu Á phải chịu nhiều hậu quả nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Trong 50 năm qua, thời tiết ở nước ta có nhiều thay đổi bất thường. Nhiệt độ trung bình hằng năm đều tăng. Số đợt không khí lạnh giảm rõ rệt, các đợt lạnh bất thường tăng cao. Biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nông dân, nhất là các hiện tượng khí hậu cực đoan như: tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn đang và sẽ làm mất đi nhiều diện tích trồng cây lương thực(10).
Sự bất thường của chu kỳ khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác. Theo tính toán của các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đang làm cho năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070 nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Trong 10 năm trở lại đây, cả nước liên tiếp xảy rathiên tai, như: lũ lụt, ngập úng lớn, lũ quét, hạn hán,...gây thiệt hại nặng nề đến đời sống dân cư, hạ tầng cơ sở. Chỉ tính riêng đợt mưa lũ xảy ra từ mùng1đến mùng 3/8/2017 trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. 33 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về vật chất lên tới hơn 610 tỷ đồng(11).
Đợt mưa lũ bất thường xảy ra từ ngày 9 đến 14/10/2017 tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây thiệt hại nặng nề: Hòa Bình ước tính 802 tỷ đồng,Yên Bái khoảng 700 tỷ đồng,Thanh Hóa khoảng 2,9 nghìn tỷ đồng. Tổng thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 6,1 nghìn tỷ đồng. Tính chung mười tháng năm 2017, thiên tai làm 280 người chết, mất tích và 283 người bị thương; 4,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 308 nghìn ngôi nhà bị ngập, sạt lở, tốc mái; 163,7 nghìn ha lúa và 101,4 nghìn ha hoa màu hư hỏng(12).
Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng tị nạn môi trường/khí hậu (trong nước và quốc tế) do mất nơi ở, thiếu đất sản xuất, môi trường biến đổi hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Vấn đề tị nạn khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn đề chính trị, chiến tranh.
Ba là, xung đột môi trường nước. Việt Nam có 2.360 con sông thuộc 16 lưu vực sông. Trong đó, hơn 60% tài nguyên nước mặt xuất phát từ các quốc gia khác. Hệ thống sông Hồng có 50% nguồn nước xuất phát từ Trung Quốc. Hệ thống sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có 10% nguồn nước bổ sung từ nội địa, trong khi 90% nguồn nước chảy qua từ biên giới Campuchia và ngược lên thượng lưu Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Hệ thống sông Mã, sông Cả đều có 40% lưu vực phía thượng nguồn nằm trên lãnh thổ Lào.
Hệ thống sông Đồng Nai cũng có 15% lưu vực phía thượng nguồn là Campuchia chảy qua. Với đặc điểm như vậy, Việt Nam cực kỳ nhạy cảm với mọi hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn nước từ phía thượng lưu. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm suy thoái tài nguyên nước, nhưng nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột trong sử dụng chung nguồn nước.
Để bảo đảm sự bền vững về tài nguyên nước, mức khai thác không được vượt ngưỡng 30% nguồn nước, nhưng hầu hết các lưu vực sông ở miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 30 -50% lượng dòng chảy, ở Ninh Thuận khai thác tới 70 -80% nguồn nước. Việc khai thác quá mức nguồn nước, đặc biệt là xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện chặn hoàn toàn dòng chảy sông là nguyên nhân làm suy giảm rõ rệt số lượng và chất lượng nước trên các lưu vực sông lớn như: Sông Hồng, Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, Sông Gia Vu, Sông Thu Bồn, Sông Ba, Sông Sêrêpok ...
Do tập quán, thói quen sản xuất, canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều nước của nhân dân nhưng lại thiếu các biện pháp hợp lý giữ, trữ nước trong mùa mưa lũ để dùng dần trong mùa khô nên thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở nhiều nơi. Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3 một người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta(13).
Bốn là, “xâm lược sinh thái” đe dọa an ninh môi trường. Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đi sau các nước phát triển nhiều thập kỷ.Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, lợi dụng sơ hở, thiếu sót, bất cập trong hệ thống pháp luật và yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhiều cán bộ nước ta đang tiếp tay cho các loại tội phạm, tiếp tay cho “xâm lược sinh thái” như: nhập khẩu phế liệu công nghiệp, nhập khẩu các sinh vật ngoại lai, nhập khẩu nông sản có hóa chất độc hại, ... biến nước ta thành bãi rác công nghiệp, nông nghiệp.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay 70% kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước có công nghệ trung gian. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc thế hệ cũ này đang làm gia tăng hiện tượng phát thải, rác thải. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình trạng đáng lo ngại là gia tăng việc nhập khẩu phế liệu, hàng cũ vào nước ta như thép phế liệu, giấy phế liệu, bao bì nhựa, hàng điện tử đã qua sử dụng và máy tính cũ.
Ngoài ra, an ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam, gây ảnh hưởng tới an ninh môi trường quốc gia. Thí dụ như, năm 2000, chuột hải ly đã được nhập khẩu nuôi thử nghiệm ở Việt Nam. Đây là loài có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Loài chuột hải ly mang các mầm bệnh như lao, lao tủy, lao da... gây bệnh cho người và vật nuôi, ảnh hưởng xấu đến các động vật khác.
Mặc dù khi phát hiện tác hại tới môi trường sinh thái, chuột hải ly đã bị tiêu hủy nhưng vẫn còn và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước ta hiện nay. Bên cạnh đó là tôm hùm đỏ, gián đất, rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, chồn nhung đen... là những sinh vật ngoại lai có thể gây hậu quả nghiêm trọng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu và không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng hiện nay vẫn còn và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Đằng sau việc đưa công nghệ lạc hậu, đưa sinh vật độc hại biến đổi gen vào Việt Nam những năm gần đây gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái còn thể hiện âm mưu chiến tranh sinh thái, đe dọa an ninh môi trường ở nước ta. Các nước nghèo như Việt Nam rất dễ bị mắc bẫy này. Việc những người dân sống dựa vào rừng, dựa vào tài nguyên sinh thái, nay phải sang các nước khác để kiếm sống đang được hiểu là mất an ninh môi trường. Bởi vì, suy thoái môi trường dẫn đến tị nạn môi trường. Những cộng đồng sống dựa vào tài nguyên, khi mất các dịch vụ sinh thái, không còn mưu sinh, họ trở thành tị nạn môi trường ở các khu đô thị khác hoặc sang nước ngoài để kiếm kế sinh nhai. Tại nhiều tỉnh gần biên giới, khi người dân không sống dựa vào tài nguyên sinh thái được, họ sẽ tìm cách sang các nước khác làm thuê, trở thành tị nạn môi trường. Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới mặc dù chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nhất định.
Có thể khái quát một số nguyên nhân gây mất an ninh môi trường cơ bản sau:
Thứ nhất, do nhận thức chưa đầy đủ về môi trường. Trong thời gian qua, nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân trong việccần phải giữ vững an ninh môi trường còn yếu kém. Việc lồng ghép chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với an ninh môi trường chưa cao. Việc giáo dục ý thức an ninh môi trường cho xã hội vẫn chưa được phát huy đầy đủ. Qua khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, 33,9% số người được hỏi cho rằng: tài nguyên của Việt Nam là vô tận; 36,9% cho rằng tài nguyên rừng của Việt Nam là vô tận; 27,55% cho rằng chỉ nước mặt mới bị ô nhiễm, còn nước ngầm thì không; 29,2% cho rằng môi trường ở thành phố bị ô nhiễm, còn ở nông thôn thì không(14).
Theo khảo sát của Tổng cục môi trường (tháng 10-2010), trên 90% người dân được hỏi cho rằng họ có quá ít thông tin về môi trường và cho rằng lỗi ô nhiễm môi trường là thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương(15). Trên thực tế còn có nhiều quy định về bảo vệ môi trường mà người dân không được biết, nhất là những người dân ở vùng sâu, vùng xa thường có những hoạt động trực tiếp liên quan đến bảo vệ an ninh môi trường. Chính việc nhận thức sai lệch trên là một trong những nguyên nhân khiến cho các cấp chính quyền và người dân có những hành vi không thân thiện với môi trường, thiếu ý thức bảo vệ an ninh môi trường.
Thứ hai, do quản lý nhà nước về môi trường thiếu hiệu quả. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tuy đã được hình thành về cơ bản nhưng vẫn nhiều quy định còn chung chung, thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể, thậm chí chồng chéo giữa các luật với nhau như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ rừng, Luật Khoáng sản,... Thiếu các cơ chế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, giải quyết tranh chấp, xung đột về môi trường. Nhiều quy định về xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, chưa có cơ chế phù hợp để thực hiện nên chưa phát huy được hiệu quả. Các loại thuế, phí về môi trường mới chỉ bước đầu tạo nguồn thu cho ngân sách mà chưa phát huy được vai trò công cụ kinh tế điều tiết vĩ mô, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
Năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, không theo kịp với sự phát sinh và tính chất ngày càng phức tạp của các vấn đề môi trường. Ở cấp địa phương, cơ cấu tổ chức và năng lực của tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng, mất cân đối về cơ cấu. Bên cạnh đó, nguồn lực tài chính đầu tư từ ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh môi trường chưa có sự chủ động, chưa tranh thủ được tối đa, nắm bắt kịp thời các cơ hội huy động hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ về bảo vệ an ninh môi trường.
Thứ ba, vai trò tham gia của doanh nghiệp trong bảo đảm an ninh môi trường chưa cao. Còn nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, tập trung vào các nhóm hành vi: thực hiện không đúng các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận; Quản lý chất thải không đúng quy định; tự ý điều chỉnh, thay đổi thiết kế, công nghệ của các công trình xử lý chất thải nhằm xả trộm chất thải không qua xử lý ra môi trường; Xả nước thải, khí thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường...
Trước tình hình an ninh môi trường đang đe dọa tới sự phát triển kinh tế - xã hội và sự tồn vong của con người, Việt Nam cần tích cực thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội, trước hết là của tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội và đội ngũ cán bộ, đảng viên về an ninh môi trường và trách nhiệm bảo đảm an ninh môi trường; làm cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh môi trường phải trở thành ý thức và hành động tự giác của mỗi thành viên trong xã hội, trở thành nếp sống văn hóa của mỗi người; làm cho an ninh môi trường thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của an ninh quốc gia.
Đồng thời, quán triệt quan điểm đầu tư phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá; trong các kế hoạch, các quy hoạch, các dự án của quá trình phát triển kinh tế phải có các biện pháp và kế hoạch bảo vệ môi trường. Phải nhanh chóng lồng ghép chặt chẽ an ninh môi trường với các chính sách phát triển kinh tế, xã hội.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường và an ninh môi trường; tăng cường năng lực của cơ quan chuyên trách bảo vệ môi trường, thành lập cơ quan chuyên trách bảo đảm an ninh môi trường quốc gia. Về công tác lập pháp, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi pháp luật về bảo vệ môi trường, cần nghiên cứu xây dựng, ban hành pháp luật về an ninh môi trường.
Đồng thời, khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh môi trường, nhất là trong việc áp dụng các công cụ, biện pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường từ đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kiểm tra, xác nhận công trình, biện pháp bảo vệ môi trường, kiểm tra, thanh tra, quan trắc, giám sát nguồn thải...;bảo đảm các công cụ, biện pháp này phát huy hiệu lực, hiệu quả trên thực tế để kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải ra môi trường. Bên cạnh đó,xem xét, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng lớn, phức tạp và sự bùng phát các sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Ba là, cần xây dựng năng lực giám sát, cảnh báo khí hậu, thiên tai thông qua việc mở rộng, phát triển, hiện đại hóa hệ thống quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn theo hướng kết kết hợp quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn với giám sát, cảnh báo khí hậu; Tăng cường phát triển hệ thống thông tin và dữ liệu về khí hậu và biến đổi khí hậu phục vụ hoạch định chính sách và triển khai thực hiện các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện kịch bản biến đổi khí hậu công bố trước thời kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội để lồng ghép, điều chỉnh kế hoạch kịp thời.
Tiếp tục nghiên cứu nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác phù hợp với đặc điểm sinh thái của các vùng và địa phương nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; Chuyển đổi sinh kế, việc làm, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, tăng cường hệ thống bảo hiểm rủi ro trong nông nghiệp, thủy sản, đặc biệt là các vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu.
Bốn là, do phụ thuộc vào nguồn nước ở các nước thượng nguồn nên để bảo đảm an ninh nước cho Việt Nam và phát triển bền vững, giải pháp hợp tác tài nguyên nước các lưu vực sông quốc tế, nguồn nước xuyên quốc gia là đặc biệt quan trọng và cấp bách. Việt Nam cần chủ động và có biện pháp cụ thể hợp tác tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng với Trung Quốc và hợp tác khai thác sông Mê Kông với các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, chia sẻ và bảo vệ tài nguyên nước đối với các sông quốc tế, nguồn nước xuyên quốc gia. Đồng thời, tăng cường hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu và các điều ước quốc tế có liên quan.
Năm là, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhất là phòng, chống dịch chuyển ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia; Ngăn chặn nạn chặt phá rừng, săn bắt có tính hủy diệt động vật, nguồn lợi thủy sản; Chống buôn lậu, nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, nông sản, thực phẩm có chất bảo quản độc hại và các hành vi cố tình xả thẳng khí thải, rác thải độc hại chưa xử lý ra môi trường.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luân chính trị số 7/2018
(1), (2) C.Mác và Ph. Ăngghen:Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2002, tr.135, 130.
(3), (6), (7) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật,Hà Nội, 2011, tr.42, 28, 182-183 .
(4), (5), ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.31-32, 33-34.
(8) Xem: Báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia giai đoạn 2011 -2015, http://cem.gov.vn.
(9)Xem: Những thiệt hại do Formosa Hà Tĩnh gây ra được công bố chi tiết, http://moitruongperso.com.
(10) Theo kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất, nếu nước biển dâng 1m, khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, 2,5% diện tích ven biển miền Trung bị ngập. Với mức độ nước biển dâng và ngập lụt như vậy, 35% dân số đồng bằng sông Cửu Long, 9% dân số đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh bị ảnh hưởng trực tiếp. Riêng khu vực TPHCM có đến 20% diện tích ngập và 7% dân số bị ảnh hưởng...
(12) http://thoibaotaichinhvietnam.vn
(14) Lê Thị Thanh Hương (chủ biên): Nhân tố con người trong quản lý nhà nước đối với tài nguyên, môi trường, nhà xuất bản Khoa học xã hội,Hà Nội, 2006, tr.151.
(15) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010,tr.188.
Từ khóa An ninh môi trường hiện nay đang được nhiều người nhắc đến, nhất là những cảnh báo về môi trường đang bị tàn phá ở nhiều nước và vấn đề biến đổi khí hậu. Vấn đề an ninh môi trường nổi lên như một hiện tượng bức bách của đời sống xã hội.
Tại Việt Nam, chất lượng môi trường đang có những biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với cuộc sống của con người, mà những thiên tại lũ lụt, sụt lở núi đồi, lũ ống lũ quét vừa qua là một hiện tượng đáng lo ngại. Nếu không giữ được an ninh môi trường thì không có bất kỳ một sự tồn tại và phát triển nào của con người cũng như xã hội loài người. Vậy nguyên nhân cơ bản của tình trạng này và một số giải pháp nhằm giữ vững an ninh môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới như thế nào.
An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.
An ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó.
Dưới góc độ triết học, việc giải quyết vấn đề an ninh môi trường là bảo vệ môi trường sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội loài người chính là bảo vệ một trong ba yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. An ninh môi trường không được bảo đảm thì xã hội không có sản xuất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển.
Biểu hiện của môi trường bị mất an ninh là: cạn kiệt tài nguyên, thiên tai thường xuyên, thiên nhiên suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn, biến đổi các chu trình sinh – địa, suy giảm đa dạng sinh học… Vì vậy, nếu không giữ được an ninh môi trường thì những thảm họa môi trường sẽ gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, trở thành ngòi nổ cho các bất ổn xã hội, các cuộc xung đột, chiến tranh và thậm chí hủy diệt loài người.
Ở Việt Nam, bảo đảm an ninh môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”. Khái niệm an ninh môi trường đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng là một nội dung quan trọng của Văn kiện Đại hội XII của Đảng, trong đó nhấn mạnh: “Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự nhiên do con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường”.
Đồng thời: “Cần sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống, phi truyền thống”.
Điều này cho thấy, trong những năm gần đây, vấn đề bảo đảm an ninh môi trường đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm và thể chế hóa trong các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật.
Mặc dù vậy, môi trường nước ta hiện vẫn đang bị ô nhiễm nặng nề, đe dọa đến an ninh quốc gia. Văn kiện Đại hội XI chỉ rõ: “Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh… sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”.
Bên cạnh đó,“Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính – tiền tệ, điện tử – viễn thông, sinh học, môi trường… còn tiếp tục gia tăng”.
Vì vậy, việc xem xét, đánh giá vấn đề an ninh môi trường ở nước ta hiện nay là cần thiết. Có thể khái quát một số biểu hiện của an ninh môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau:
Tình trạng ô nhiễm môi trường sống (hay còn gọi là quá trình tự hủy diệt) do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra gây bức xúc trong dư luận. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, đến an ninh môi trường của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Ô nhiễm môi trường có ba loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Cả ba loại ô nhiễm đó hiện nay tại Việt Nam đều đang vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép ở các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề.
Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 – 20%, như: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí.
Thí dụ dọc lưu vực sông Đồng Nai mỗi ngày phải tiếp nhận trên 111 nghìn m3 nước thải của 56 KCN –KCX đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận…
Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong KCN đã hủy hoại môi trường, phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán hoặc ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại cho phát triển kinh tế – xã hội như trường hợp nhà máy Formusa (Hà Tĩnh) năm 2016. Vào thời điểm đó, số hải sản chết dạt vào bờ được đánh giá khoảng 100 tấn, có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41nghìn người đã bị ảnh hưởng trực tiếp.
Đáng lo là có trên 176 nghìn người phụ thuộc bị ảnh hưởng do không thể đánh bắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần 4 nghìn tàu không lắp máy đã phải nằm bờ. Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng 1.600 tấn/tháng.
Bên cạnh ô nhiễm ở các KCN là ô nhiễm ở các làng nghề. Trong đó, ngành sản xuất có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế kim loại, quá trình này phát sinh các khí độc,như: hơi axit, kiềm, oxit kim loại (PbO, ZnO, Al2 O3), qua khảo sát tại làng nghề tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên).
Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ phát sinh ô nhiễm mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và các chất hữu cơ trong chế phẩm thừa được thải ra tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, NH3… Các khí này có mùi hôi tanh, điển hình như ở làng trống da Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam).
Các làng nghề ươm tơ, dệt vải và thuộc da, thường bị ô nhiễm các khí: SO2, NO2. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan. Nồng độ SO2, NO2 tại các làng nghề tái chế nhựa khá cao, vượt nhiều lần giới hạn cho phép.
Hoạt động gây ô nhiễm môi trường tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, dẫn đến sự phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội.
Ngoài ra,ô nhiễm môi trường tại các đô thị lớn cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn… Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc.
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Đây là quá trình tự hủy diệt môi sinh của con người trong quá trình tồn tại và phát triển.
Hai là, biến đổi khí hậu đe dọa môi sinh
Việt Nam là một trong 5 quốc gia ở khu vực châu Á phải chịu nhiều hậu quả nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Trong 50 năm qua, thời tiết ở nước ta có nhiều thay đổi bất thường. Nhiệt độ trung bình hằng năm đều tăng. Số đợt không khí lạnh giảm rõ rệt, các đợt lạnh bất thường tăng cao.
Biến đổi khí hậu đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của nông dân, nhất là các hiện tượng khí hậu cực đoan như: tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn đang và sẽ làm mất đi nhiều diện tích trồng cây lương thực. Sự bất thường của chu kỳ khí hậu nông nghiệp không những dẫn tới sự tăng dịch bệnh, dịch hại, giảm sút năng suất mùa màng, mà còn gây ra các rủi ro nghiêm trọng khác.
Theo tính toán của các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đang làm cho năng suất lúa xuân ở vùng đồng bằng sông Hồng có thể giảm 3,7% vào năm 2020 và giảm tới 16,5% vào năm 2070; năng suất lúa mùa sẽ giảm 1% vào năm 2020 và giảm 5% vào năm 2070 nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả.
Trong 10 năm trở lại đây, cả nước liên tiếp xảy ra thiên tai, như: lũ lụt, ngập úng lớn, lũ quét, hạn hán,…gây thiệt hại nặng nề đến đời sống dân cư, hạ tầng cơ sở. Chỉ tính riêng đợt mưa lũ xảy ra từ mùng1đến mùng 3/8/2017 trên địa bàn các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. 33 người chết và mất tích, tổng thiệt hại về vật chất lên tới hơn 610 tỷ đồng.
Đợt mưa lũ bất thường xảy ra từ ngày 9 đến 14/10/2017 tại các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ gây thiệt hại nặng nề: Hòa Bình ước tính 802 tỷ đồng,Yên Bái khoảng 700 tỷ đồng,Thanh Hóa khoảng 2,9 nghìn tỷ đồng. Tổng thiệt hại do thiên tai ước tính khoảng 6,1 nghìn tỷ đồng. Tính chung mười tháng năm 2017, thiên tai làm 280 người chết, mất tích và 283 người bị thương; 4,9 nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 308 nghìn ngôi nhà bị ngập, sạt lở, tốc mái; 163,7 nghìn ha lúa và 101,4 nghìn ha hoa màu hư hỏng.
Ngoài ra, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn tới tình trạng tị nạn môi trường/khí hậu (trong nước và quốc tế) do mất nơi ở, thiếu đất sản xuất, môi trường biến đổi hoặc do bệnh tật và nghèo đói. Vấn đề tị nạn khí hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề xã hội, kinh tế mà có thể còn là vấn đề chính trị, chiến tranh.
Ba là, xung đột môi trường nước
Việt Nam có 2.360 con sông thuộc 16 lưu vực sông. Trong đó, hơn 60% tài nguyên nước mặt xuất phát từ các quốc gia khác. Hệ thống sông Hồng có 50% nguồn nước xuất phát từ Trung Quốc. Hệ thống sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có 10% nguồn nước bổ sung từ nội địa, trong khi 90% nguồn nước chảy qua từ biên giới Campuchia và ngược lên thượng lưu Lào, Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc.
Hệ thống sông Mã, sông Cả đều có 40% lưu vực phía thượng nguồn nằm trên lãnh thổ Lào. Hệ thống sông Đồng Nai cũng có 15% lưu vực phía thượng nguồn là Campuchia chảy qua.
Với đặc điểm như vậy, Việt Nam cực kỳ nhạy cảm với mọi hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn nước từ phía thượng lưu. Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm suy thoái tài nguyên nước, nhưng nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng và xung đột trong sử dụng chung nguồn nước.
Để bảo đảm sự bền vững về tài nguyên nước, mức khai thác không được vượt ngưỡng 30% nguồn nước, nhưng hầu hết các lưu vực sông ở miền Trung, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 30 -50% lượng dòng chảy. Riêng ở Ninh Thuận khai thác tới 70 -80% nguồn nước.
Việc khai thác quá mức nguồn nước, đặc biệt là xây dựng các công trình hồ chứa thủy lợi, hồ chứa thủy điện chặn hoàn toàn dòng chảy sông là nguyên nhân làm suy giảm rõ rệt số lượng và chất lượng nước trên các lưu vực sông lớn như: Sông Hồng, Sông Đồng Nai, Sông Sài Gòn, Sông Gia Vu, Sông Thu Bồn, Sông Ba, Sông Sêrêpok…
Do tập quán, thói quen sản xuất, canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều nước của nhân dân nhưng lại thiếu các biện pháp hợp lý giữ, trữ nước trong mùa mưa lũ để dùng dần trong mùa khô nên thường xuyên phải đối phó với tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở nhiều nơi.
Việt Nam hiện thuộc nhóm quốc gia “thiếu nước” do lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3 một người mỗi năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA). Đây được xem là một nghịch lý đối với một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc như nước ta.
Bốn là, “xâm lược sinh thái” đe dọa an ninh môi trường
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đi sau các nước phát triển nhiều thập kỷ. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, lợi dụng sơ hở, thiếu sót, bất cập trong hệ thống pháp luật và yếu kém trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, nhiều cán bộ nước ta đang tiếp tay cho các loại tội phạm, tiếp tay cho “xâm lược sinh thái” như: nhập khẩu phế liệu công nghiệp, nhập khẩu các sinh vật ngoại lai, nhập khẩu nông sản có hóa chất độc hại… biến nước ta thành bãi rác công nghiệp, nông nghiệp.
Theo Bộ Công thương, hiện nay 70% kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị từ các nước có công nghệ trung gian. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc thế hệ cũ này đang làm gia tăng hiện tượng phát thải, rác thải. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình trạng đáng lo ngại là gia tăng việc nhập khẩu phế liệu, hàng cũ vào nước ta như thép phế liệu, giấy phế liệu, bao bì nhựa, hàng điện tử đã qua sử dụng và máy tính cũ.
Ngoài ra, an ninh sinh thái do sự nhiễu loạn của nhiều hệ sinh thái, sự xâm lấn của các sinh vật lạ và sinh vật biến đổi gen đang diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam, gây ảnh hưởng tới an ninh môi trường quốc gia.
Thí dụ như, năm 2000, chuột hải ly đã được nhập khẩu nuôi thử nghiệm ở Việt Nam. Đây là loài có tên trong danh sách 100 loài sinh vật xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Loài chuột hải ly mang các mầm bệnh như lao, lao tủy, lao da… gây bệnh cho người và vật nuôi, ảnh hưởng xấu đến các động vật khác. Mặc dù khi phát hiện tác hại tới môi trường sinh thái, chuột hải ly đã bị tiêu hủy nhưng vẫn còn và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó là tôm hùm đỏ, gián đất, rùa tai đỏ, ốc bươu vàng, chồn nhung đen… là những sinh vật ngoại lai có thể gây hậu quả nghiêm trọng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu và không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng hiện nay vẫn còn và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Đằng sau việc đưa công nghệ lạc hậu, đưa sinh vật độc hại biến đổi gen vào Việt Nam những năm gần đây gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái còn thể hiện âm mưu chiến tranh sinh thái, đe dọa an ninh môi trường ở nước ta. Các nước nghèo như Việt Nam rất dễ bị mắc bẫy này.
Việc những người dân sống dựa vào rừng, dựa vào tài nguyên sinh thái, nay phải sang các nước khác để kiếm sống đang được hiểu là mất an ninh môi trường. Bởi vì, suy thoái môi trường dẫn đến tị nạn môi trường. Những cộng đồng sống dựa vào tài nguyên, khi mất các dịch vụ sinh thái, không còn mưu sinh, họ trở thành tị nạn môi trường ở các khu đô thị khác hoặc sang nước ngoài để kiếm kế sinh nhai.
Tại nhiều tỉnh gần biên giới, khi người dân không sống dựa vào tài nguyên sinh thái được, họ sẽ tìm cách sang các nước khác làm thuê, trở thành tị nạn môi trường. Vấn đề ô nhiễm không khí xuyên biên giới mặc dù chưa có biểu hiện rõ ràng nhưng đã xuất hiện những dấu hiệu ảnh hưởng nhất định.