Trung Tâm Thương Mại Phong Điền

Trung Tâm Thương Mại Phong Điền

Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Khánh Mỹ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng mức đầu tư khoảng 1.343 tỷ đồng, quy mô diện tích sử dụng đất khoảng 40.733 m2.

Dự án Trung tâm thương mại dịch vụ Khánh Mỹ tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng mức đầu tư khoảng 1.343 tỷ đồng, quy mô diện tích sử dụng đất khoảng 40.733 m2.

Tiêu chuẩn phân hạng trung tâm thương mại

- Có diện tích kinh doanh từ 50.000m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại .

- Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

- Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Có diện tích kinh doanh từ 30.000m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại.

- Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

- Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

- Có diện tích kinh doanh từ 10.000m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.

- Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.

- Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.

Tiện ích tại trung tâm thương mại

Mua sắm: Ở đây sẽ có các siêu thị cũng như các cửa hiệu với đa dạng mặt hàng, mẫu mã, từ bình dân đến cao cấp,... đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại. Những mặt hàng được bày bán trong trung tâm thương mại đều chịu sự quản lý chặt chẽ, luôn đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Vui chơi, giải trí: Thông thường các TTTM sẽ dành riêng 1 tầng cho dịch vụ này, bao gồm rạp chiếu phim, khu vui chơi cho trẻ, hoặc các trò chơi cảm giác mạnh,…

Khu ẩm thực đa dạng: Đến TTTM khách hàng không chỉ tự do lựa chọn đa dạng các nhà hàng như: lẩu, gà, nướng, trà sữa,… đến từ mọi thương hiệu mà còn được thưởng thức không gian sang trọng, thoải mái.

Tổ hợp khu văn phòng hiện đại: Các TTTM cũng là lựa chọn hàng đầu cho các công ty muốn thuê văn phòng vì tính tiện lợi của nó.

Một số trung tâm thương mại lớn tại TP.HCM

- Sài Gòn Center tại Quận 1: là trung tâm thương mại mua sắm ở Sài Gòn lớn và hiện đại nhất. Đây là khu mua sắm chính hiệu dành cho các khách hàng sang chảnh.

Với nhiều thương hiệu cao cấp như Moschino, MontBlanc, Kenzo, Versace, Valentino, Tommy Hilfiger… Các loại dịch vụ cũng thuộc mức giá đắt đỏ.

- Vạn Hạnh Mall (Quận 10) gồm 1 tầng hầm và 7 tầng thương mại với điểm nhấn là biểu tượng mái vòm cảm tác từ kiến trúc phương Đông. Nơi đây hội tụ của hơn 200 cửa hàng và các thương hiệu uy tín trong và ngoài nước. Đáp ứng đa dạng nhu cầu mua sắm từ thời trang, mỹ phẩm, nội thất, đồ gia dụng đến ẩm thực, giáo dục và giải trí.

- Vincom Central Park: Trung tâm thương mại này đã có rất nhiều chi nhánh tại TP.HCM như Vincom Center Landmark 81, Vincom Mega Mall Thảo Điền, Vincom Plaza Lê Văn Việt, Vincom Plaza Quang Trung, Vincom Plaza Ba Tháng Hai, Vincom Plaza SaigonRes, Vincom Plaza Cộng Hòa,.... Đây được xem là nơi mua sắm chính hiệu cho những tín đồ thời trang với những nhãn hàng tên tuổi thuộc hàng top trên thế giới. Ngoài ra tại đây có rất nhiều dịch vụ như nhà hàng, mua sắm, ăn uống, …

- Aeon mall Bình Tân và Aeon mall Tân Phú. Nơi đây có diện tích khá lớn, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm. Và quan trọng là lượng hàng hóa khổng lồ có tất cả những gì mà bạn đang tìm từ quần áo, giày dép đến các vật dụng trong nhà hay đồ ăn thức uống,…

- VivoCity Shopping Center quận 7: địa điểm mua sắm, vui chơi lý tưởng dành cho mọi lứa tuổi. Bởi tại đây có tất cả các loại hình dịch vụ từ ăn uống, mua sắm, giải trí, văn phòng, giáo dục, phong cách sống,…

- Crescent Mall quận 7: chuỗi hệ thống giải trí đẳng cấp với hơn 140 thương hiệu trong nước và quốc tế. Một số dịch vụ tiêu biểu tại Crescent Mall đó là: cửa hàng, nhà hàng, khu vui chơi Kidzone, ATT Happy World, Rạp chiếu phim CGV, Siêu thị điện máy Chợ Lớn,…

- Sense City GiGaMall Thủ Đức: sở hữu thiết kế hiện đại, bắt mắt nằm trên trục đường lớn thông thoáng nhất ở Thủ Đức. Cách bố trí mặt bằng, sắp xếp các gian hàng đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm khách hàng.

Bên cạnh đó còn có các trung tâm thương mại lớn như Diamond Plaza, Parkson, NOWZONE ở quận 1,...

Vui lòng điền đầy đủ thông tin của bạn

Phong Điền là một huyện ven đô thuộc thành phố Cần Thơ, Việt Nam.

Huyện Phong Điền vốn nổi tiếng và được biết đến từ xưa đến nay qua tên gọi của một trong những chợ nổi của vùng đất Cần Thơ: Chợ nổi Phong Điền. Ngoài ra, Phong Điền còn có di tích lịch sử nổi tiếng Chiến thắng Lộ Vòng Cung. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã và đang lập đề án phát triển Phong Điền trở thành một đô thị sinh thái.[4]

Địa danh Phong Điền đã có từ lâu đời. Dười thời Việt Nam Cộng hòa, Phong Điền chính thức trở thành tên một quận thuộc tỉnh Phong Dinh cũ. Sau năm 1975, quận Phong Điền bị giải thể. Từ đó trở đi, địa danh Phong Điền không còn được dùng chính thức trong các tên gọi đơn vị hành chính trong một thời gian khá dài. Hiện nay, Phong Điền là huyện có diện tích nhỏ nhất và dân số ít nhất trong các huyện của thành phố Cần Thơ.

Huyện Phong Điền nằm ở phía tây nam ngoại thành của thành phố Cần Thơ, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, có vị trí địa lý:

Phong Điền có nghĩa là vùng đất trù phú, địa danh này còn là nguyên quán của hai dòng họ Lê và Trần đến đây khai khẩn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hai dòng họ này đã đến đây lập nghiệp vào thời nhà Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.

Theo Địa phương chí tỉnh Cần Thơ do chính quyền thực dân Pháp phát hành vào năm 1904, Phong Điền lúc này đã là tên một ngôi chợ thuộc làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo.

Ngày 26 tháng 5 năm 1966, quận Phong Điền thuộc tỉnh Phong Dinh được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở tách một phần đất của các quận Châu Thành, Phong Phú, Thuận Nhơn trước đó. Quận Phong Điền khi đó gồm 5 xã: Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái, Trường Long, Mỹ Khánh, Cầu Nhiếm. Trong đó, xã Cầu Nhiếm được thành lập do tách một phần đất của các xã Tân Thới và Trường Thành cùng thuộc quận Phong Phú.

Tuy nhiên, về phía chính quyền Cách mạng địa bàn quận Phong Điền vẫn do huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ quản lý. Có thời gian địa bàn này còn được gọi là huyện Châu Thành Vòng Cung, do tách ra từ huyện Châu Thành. Nơi đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất ở tỉnh Cần Thơ trong thời kỳ đấu tranh chống lại quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, trong đó có các di tích lịch sử nổi tiếng như: Chiến thắng Ông Hào, Chiến thắng Lộ Vòng Cung,...

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ đã giải thể quận Phong Điền, sáp nhập địa bàn vào huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Khi đó, xã Cầu Nhiếm cũng bị giải thể, sáp nhập trở lại vào địa bàn các xã Tân Thới và Trường Thành của huyện Ô Môn như trước.

Tháng 2 năm 1976, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang.

Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP[5] về việc sáp nhập xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân và ấp Thới Thuận, ấp Thới Hòa, ấp Thới Ngươn của xã Thới An Đông thuộc huyện Châu Thành vào thành phố Cần Thơ (lúc đó thuộc tỉnh Hậu Giang).

Khu vực huyện Phong Điền ngày nay khi đó lại thuộc các đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ (bao gồm các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân), huyện Châu Thành (các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long) và huyện Ô Môn (xã Tân Thới) của tỉnh Hậu Giang.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành Nghị quyết[6] về việc chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Châu Thành, huyện Ô Môn và thành phố Cần Thơ khi đó cùng thuộc tỉnh Cần Thơ.

Ngày 6 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP[7] về việc tái lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Địa bàn huyện Phong Điền ngày nay thuộc huyện Châu Thành A, huyện Ô Môn và thành phố Cần Thơ của tỉnh Cần Thơ khi ấy.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11[8] về việc chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tái lập tỉnh Hậu Giang. Thời điểm này, địa bàn huyện Phong Điền tương ứng với một phần thành phố Cần Thơ (thuộc tỉnh Cần Thơ vừa giải thể) và huyện Ô Môn, thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương, một phần huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.

Ngày 2 tháng 1 năm 2004, huyện Phong Điền được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân thuộc thành phố Cần Thơ cũ; xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Huyện Phong Điền có 119,48 km2 diện tích tự nhiên và 100.710 nhân khẩu, có 6 xã trực thuộc, trong đó huyện lỵ đặt tại xã Nhơn Ái.[1]

Ngày 16 tháng 1 năm 2007, thị trấn Phong Điền được thành lập trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái. Huyện Phong Điền tại thời điểm này có 102.699 nhân khẩu, với 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 6 xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền.[9] Huyện Phong Điền có 1 thị trấn và 6 xã như hiện nay.

Huyện Phong Điền có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phong Điền (huyện lỵ) và 6 xã: Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Long.

Hiện nay trên địa bàn huyện có Cụm công nghiệp Phong Điền.

Năm 2019, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ước thực hiện 1.087 tỉ đồng, đạt 100,93% kế hoạch. Đến nay, diện tích xuống giống lúa 3 vụ được 5.970ha, đạt 94,5% kế hoạch. Diện tích xuống giống rau là 3.190,5ha, đạt 106,35% kế hoạch; sản lượng thu hoạch đạt 137,9% kế hoạch. Trên địa bàn huyện, có 7.588,18ha diện tích cây ăn trái, tăng 5,4% so cùng kỳ; tổng sản lượng thu hoạch đạt 100,1% kế hoạch, tăng 11,9% so cùng kỳ. Trong năm, nông dân đã tiến hành cải tạo 348,68ha vườn và đất trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang vườn cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 680ha, đạt 100% kế hoạch với sản lượng khai thác được 850 tấn.Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đến nay được 2.907 tỉ đồng, đạt 106,48% kế hoạch. Hiện Phong Điền có 24 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp, 765 cơ sở công nghiệp với khoảng 2.558 lao động thường xuyên. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2019 là 768 tỉ đồng, đạt 105,64% kế hoạch.[11]

Huyện Phong Điền có diện tích 119,48 km², dân số năm 2019 là 98.424 người,[12] mật độ dân số đạt 824 người/km². Huyện Phong Điền có diện tích 125,29 km², dân số năm 2022 là 132.483 người,[2] mật độ dân số đạt 1.057 người/km².

Một số trường cao đẳng đóng trên địa bàn huyện Phong Điền như:

Về y tế hiện nay huyện Phong Điền có Bệnh viện Đa khoa huyện và trung tâm Y tế huyện.

Một số cơ quan thuộc chính phủ và thành phố trên địa bàn huyện Phong Điền:

Các địa điểm tham quan nổi tiếng của huyện như:

Trong năm 2019 lĩnh vực du lịch của huyện đạt kết quả ấn tượng, trong năm các điểm du lịch thu hút hơn 1,8 triệu lượt khách, tăng 40% so cùng kỳ (khách quốc tế tăng 33% so cùng kỳ) với tổng doanh thu 398,68 tỉ đồng, tăng 31% so cùng kỳ.[11]

Khu chợ mới ở thị trấn Phong Điền.

Đình thần Nhơn Ái tại khu chợ cũ của thị trấn Phong Điền.

Khu du lịch Mỹ Khánh ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền.