Thạch Sanh Lý Thông Quê Ở Đâu

Thạch Sanh Lý Thông Quê Ở Đâu

QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!

QMI Education – Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, đã có rất nhiều những câu chuyện cổ tích lớn lên cùng bao thế hệ trẻ em Việt Nam, cùng với đó là những bài học về cách làm người, về những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng Học Tiếng Việt Online nghe truyện cổ tích Thạch Sanh nhé!

Giá trị kiến trúc và nghệ thuật tạc tượng cùng với các đề tài trang trí mỹ thuật chạm khắc gỗ dân gian đã làm nên giá trị văn hoá tiêu biểu của chùa Chi Đông.

Chùa Chi Đông còn có tên là Phúc Long tự, thuộc thị trấn Chi Đông, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Chùa có giá trị tiêu biểu về kiến trúc cũng như nghệ thuật điêu khắc gỗ, tạc tượng và còn lưu giữ được nhiều loại di vật, cổ vật quý từ thời Lê, Nguyễn.

Chùa được làm từ thời Hậu Lê, niên hiệu Chính Hoà thứ 14 (1693), gồm Tam quan 2 tầng 8 mái, chùa chính, nhà Tổ và hành lang tả, hữu. Hiện nay, chùa Chi Đông còn chùa chính, nhà Tổ khá bề thế, đồ sộ. Chùa chính gồm toà Tiền đường 9 gian nối với Thượng điện 5 gian theo kiểu chữ “đinh”. Toàn bộ mái chùa được làm theo kiểu chồng diêm ba tầng tám mái, riêng hai mái gian đầu hồi được làm nhô ra và cao hơn mái Tiền đường một chút để tạo nên lầu chuông và gác trống. Nhà Tổ ở phía bên trái chùa gồm 7 gian tạo thành hình “chuôi vồ”, kiến trúc theo kiểu “chồng bồn, kẻ truyền”, cột xà chắc khoẻ. Nhìn chung, các cấu kiện kiến trúc bằng gỗ ở chùa đều là các loại gỗ tốt, được gia công với kĩ thuật mộng sàm chuẩn mực tương đối bền vững.

Chùa Chi Đông có nhiều bức chạm khắc với hình thức và nội dung phong phú. Tất cả các kẻ phía trước chùa và các dép hoành kê đệm đòn tay đều trang trí các hình hoa lá, vân xoắn, chữ triện hay phượng, ly, long, mã. Riêng các bức cốn, đã được các nghệ nhân dân gian tài hoa tạo thành các tác phẩm nghệ thuật với trình độ điêu luyện, hết sức tinh xảo điển hình như cốn nách ở nhà Tiền đường, các bức cốn ở hai bên tả, hữu của Thượng điện chạm các đề tài “long, ly, quy, phượng”, mai, điểu, tùng, lộc,… rất sinh động. Đó là những bức cốn đẹp, đạt trình độ thẩm mỹ cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian.

Cùng với kiến trúc đồ sộ cùng nghệ thuật điêu khắc tuyệt mỹ, chùa Chi Đông còn có một hệ thống tượng đẹp, gồm 13 pho, được làm bằng gỗ và đất luyện. Tiền đường có 4 pho, theo thứ tự từ trái sang phải bằng gỗ là: tượng Đức Ông, cặp tượng Hộ Pháp (khuyến thiện, trừ ác), tượng Thánh Tăng. Ở Thượng điện có 6 pho tượng được bày theo từng cấp, gồm Di Đà Tam Tôn, Quan Âm Nam Hải, Ngọc Hoàng và Thích Ca Cửu Long. Mỗi pho tượng là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo với đường nét trau chuốt kỹ lưỡng đến từng chi tiết, từng hoa văn trang trí kết hợp với kỹ thuật sơn thếp lành nghề.

Giá trị kiến trúc và nghệ thuật tạc tượng cùng với các đề tài trang trí mỹ thuật chạm khắc gỗ dân gian đã làm nên giá trị văn hoá tiêu biểu của chùa Chi Đông.

Chùa Chi Đông được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993.

Theo nguoimelinh CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện Mê Linh xác định quy hoạch (QH) phải đi trước một bước nên đã đặc biệt quan tâm và có nhiều cách làm sáng tạo. Ông Nguyễn Công Soái- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng BCĐ Chương trình 02-Ctr/TU Hà Nội- khẳng định: "Những cách làm quy hoạch của Mê Linh là kinh nghiệm tốt cho nhiều địa phương khác học tập".

Huyện Mê Linh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, có diện tích tự nhiên trên 14.000 ha, đất sản xuất nông nghiệp trên 8.000ha, dân số gần 20 vạn người. Mặc dù có nhiều lợi thế về địa lý, đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên, khi xây dựng NTM, huyện Mê Linh cũng gặp không ít khó khăn do xuất phát điểm thấp, nông nghiệp- nông thôn phát triển chưa bền vững, đời sống của một bộ phận dân cư còn khó khăn... Thời điểm năm 2010, cả huyện chỉ có một tiêu chí đạt là ANTT xã hội được giữ vững, 7/19 tiêu chí cơ bản đạt, còn lại tới 11/19 tiêu chí chưa đạt, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo còn tới 8,64%. Tỷ lệ các xã có quy hoạch nông nghiệp- nông thôn thấp và chất lượng quy hoạch không cao...

Sản phẩm mây tre giang của Làng nghề mây tre đan Yên Trường, thôn Nam Cường, xã Tam Đồng, huyện Mê Linh.

Ông Đoàn Văn Trọng- Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh- cho biết, khi bắt tay xây dựng NTM, UBND huyện xác định rõ rằng QH là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, cần phải đi trước một bước. Bởi đây là bước định hướng hết sức quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân; làm tốt công tác QH sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc lập và thực hiện Đề án xây dựng NTM ở các xã. Qua tìm hiểu kinh nghiệm từ các địa phương cho thấy, việc xây dựng Đề án trong khi chưa có QH dẫn đến phải bổ sung, sửa đổi rất nhiều, thậm chí phải làm đi làm lại. Rút kinh nghiệm từ thực tế đó, UBND huyện Mê Linh đã chủ động triển khai xây dựng QH một cách bài bản, khoa học. Trong khi hầu hết các địa phương trên địa bàn TP. Hà Nội, triển khai QH xây dựng NTM đều chậm so với tiến độ, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thì ở huyện Mê Linh, công tác QH lại được thực hiện sáng tạo và có kết quả cao, chất lượng các đồ án quy hoạch tốt.

Theo ông Đoàn Văn Trọng, thông thường ở các huyện khác, công tác QH NTM được giao cho các xã làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trình độ quản lý đầu tư ở cấp xã còn thấp và không đồng đều. Sau khi nắm bắt được thực tế đó, UBND huyện đã quyết định thành lập "BQL dự án QH xây dựng NTM", gộp từ 16 chủ đầu tư của 16 xã vào một đầu mối duy nhất. BQL thay mặt chủ đầu tư tổ chức thực hiện công tác lập QH; đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu. Việc làm này nhằm phát huy khả năng chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý đô thị, có nhiều kinh nghiệm, có thể phối hợp với tư vấn đưa ra các ý tưởng QH phù hợp, hỗ trợ những hạn chế của cán bộ cấp xã. Hơn nữa, thay vì triển khai đồng loạt các QH chi tiết phải cần rất nhiều kinh phí, huyện Mê Linh đã chọn lựa, ưu tiên từng hạng mục đầu tư. "Nếu tất cả các QH đều xây dựng chi tiết theo tỷ lệ 1/500, vừa không cần thiết vừa rất tốn kém (mỗi xã cần khoảng 1,2 tỷ đồng), huyện Mê Linh đã lựa chọn chỉ các khu trung tâm như: công trình giáo dục, y tế, văn hóa… mới xây dựng tỷ lệ 1/500; còn QH tổng thể của xã xây dựng tỷ lệ 1/2000. Nhờ vậy, đã tiết kiệm được 1/3 kinh phí, mỗi xã chỉ hết từ 400- 500 triệu đồng cho công tác QH"- ông Trọng cho biết.

Trong quá trình lập QH, UBND huyện thực hiện công khai lấy ý kiến nhân dân, để người dân tham gia nên nhiều khó khăn, vướng mắc đã được giải quyết nhanh và hiệu quả. Trong số các QH thì vấn đề QH nghĩa trang nhân dân nhận được nhiều ý kiến chưa thống nhất bởi QH sẽ chỉ có một nghĩa trang tập trung ở mỗi xã; trong khi đó, theo tập quán, mỗi thôn đều muốn có một nghĩa trang riêng. Người dân không muốn mang người mất từ thôn này đến thôn khác để chôn cất… Lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân, việc lập QH đã chọn ra những điểm trung tâm giữa các thôn và có kết nối với hạ tầng giao thông thuận tiện. Từ đó, vấn đề tưởng chừng rất khó này đã được người dân đồng thuận cao…

Chỉ trong thời gian 4 tháng (từ tháng 4- 8/2011), 16/16 xã của huyện Mê Linh đã tổ chức lập xong QH. Tháng 3/2012, huyện Mê Linh công bố đồ án quy hoạch xây dựng NTM- đây là một trong những địa phương hoàn thành QH sớm nhất của TP. Hà Nội. Theo QH được duyệt, hệ thống giao thông toàn huyện, các QH về phát triển sản xuất, thoát nước... được xây dựng đồng bộ, khớp nối với các dự án hạ tầng hiện có. Hệ thống đường ngõ xóm ở tất cả các xã được cải tạo, lòng đường tối thiểu 3,5- 4m; đường trục thôn 4- 5m; đường trục khu tối thiểu 4- 5m, có vỉa hè mỗi bên tối thiểu 1- 2m và hệ thống thoát nước; đường trục xã tối thiểu 5- 7m, vỉa hè mỗi bên tối thiểu rộng 2- 4m. QH cũng xác định rõ định hướng tổ chức không gian vùng sản xuất, tổ chức mạng lưới điểm dân cư nông thôn, trụ sở đơn vị hành chính, trường học, các công trình công cộng, hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan có giá trị...

Đặc biệt, QH này đã thể hiện rõ vùng sản xuất nông nghiệp tập trung hàng hóa quy mô lớn, có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao với 700/1.000ha rau an toàn ở các xã ven sông Hồng, 450 ha trồng hoa ở vùng đất bãi sông Hồng, xây dựng vùng lúa chất lượng cao. QH cũng nhấn mạnh đến việc đưa cơ giới hóa vào quá trình sản xuất từ khâu làm đất, thu hoạch và chế biến; tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật để đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tổ chức tốt mối liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà nước nhằm tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn...

Ông Nguyễn Xuân Trường- Chủ tịch UBND huyện Mê Linh- cho biết, với đặc thù là một trong những huyện ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh, công tác xây dựng QH NTM các xã trên địa bàn phải được khớp nối với các dự án đô thị, dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã và đang triển khai. Nhìn chung, các đồ án QH của các xã đã có sự cập nhật hiện trạng một cách chi tiết nhất, ý tưởng QH có tính khả thi cao. Thành công ban đầu trong công tác QH là tiền đề quan trọng để Mê Linh triển khai xây dựng NTM một cách khoa học, hiệu quả.

Đánh giá cao cách làm sáng tạo của huyện Mê Linh, ông Nguyễn Công Soái- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng BCĐ Chương trình 02-Ctr/TU Hà Nội- cho rằng: "Nếu để tự phát thì nông thôn sẽ phát triển manh mún, luộm thuộm. Khi có QH, người dân sẽ thấy được bức tranh tổng thể của xã, tạo niềm tin đối với người dân".

Tiếp đó, thực hiện chỉ đạo của thành phố, huyện Mê Linh đã tổ chức công bố công khai QH, đồng thời xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện theo QH như tổ chức cắm mốc giới các công trình hạ tầng xã hội và tuyến đường giao thông; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất... Bên cạnh đó, huyện Mê Linh tập trung tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu lớn; thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo QH đã được duyệt.