Những năm gần đây, du lịch bùng nổ khiến thành phố Nha Trang thơ mộng ngày nay trở nên đông đúc, chật chội. Phần lớn quỹ đất trong thành phố sử dụng cho mục đích kinh doanh nhà hàng, khách sạn… và không thể mở rộng thêm.
Những năm gần đây, du lịch bùng nổ khiến thành phố Nha Trang thơ mộng ngày nay trở nên đông đúc, chật chội. Phần lớn quỹ đất trong thành phố sử dụng cho mục đích kinh doanh nhà hàng, khách sạn… và không thể mở rộng thêm.
Trụ sở của Tập đoàn Phúc Sơn tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: TN)
Bên cạnh trụ sở, Tập đoàn Phúc Sơn tận dụng bãi đất trống làm sân bóng (Ảnh: TN)
Trong đó, giai đoạn 1 được phê duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 12/2009, sau đó đã trải qua ba lần điều chỉnh quy hoạch vào tháng 9/2012, tháng 4/2014 và tháng 12/2016. Sau khi điều chỉnh quy hoạch, diện tích đất ở thương mại dự án tăng, diện tích đất nhà ở liền kề giảm, diện tích đất nhà ở có sân vườn tăng, do cơ cấu lại sử dụng đất; tổng diện tích tăng 1.624 m2 do lấy vào phần diện tích của giai đoạn 2 để đảm bảo các lô đất ở nằm trọn vẹn trong phạm vi giai đoạn 1 của dự án.
Khu Trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn tại xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: TN)
Khu nhà của Ban quản trị Khu Trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn (Ảnh: TN)
Giai đoạn 2 của dự án được duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 7/2013, sau đó điều chỉnh quy hoạch vào tháng 4/2014. Sau điều chỉnh, diện tích đất công cộng giảm, diện tích đất cây xanh mặt nước giảm, tăng diện tích đất giao thông và bãi đỗ xe; diện tích đất ở tăng do không còn quy hoạch đất dịch vụ, quy hoạch thêm trên phần đất ngoài chức năng nhà ở đô thị và dịch vụ thương mại; loại bỏ phần đất diện tích 29.401m2 ra khỏi phạm vi dự án (gồm đất cơ quan hiện có, đất nghĩa trang hiện có, đất giao thông và đất dân cư hiện trạng).
Quy mô dự án Khu trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn là hơn 127ha (Ảnh: TN)
Tổng kinh phí thực hiện dự án là 1.668 tỷ đồng (Ảnh: TN)
Một trong những bất động sản "nghìn tỷ" nữa của ông Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn đó là dự án Chợ đầu mối Vĩnh Tường. Đây là dự án do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Sông Hồng Thăng Long chuyển nhượng cho Tập đoàn Phúc Sơn năm 2019.
Dãy nhà thuộc dự án Chợ đầu mối Vĩnh Tường (Ảnh: TN)
Dự án do Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Sông Hồng Thăng Long chuyển nhượng cho Tập đoàn Phúc Sơn năm 2019 (Ảnh: TN)
Dự án khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị thương mại Vĩnh Tường với tổng nguồn vốn hơn 2.000 tỷ đồng, có tổng diện tích lên đến hơn 186ha. Phần đô thị đang trong quá trình xây dựng có diện tích gần 93ha. Dự án này nằm trên địa bàn các xã: Yên Lập, Tân Tiến và Lũng Hòa thuộc huyện Vĩnh Tường.
Phần đô thị đang trong quá trình xây dựng của dự án có diện tích gần 93ha (Ảnh: TN)
Khu vực các dãy nhà của khu chợ vắng bóng tiểu thương, vắng người qua lại (Ảnh: TN)
Tiếp đó, Tập đoàn Phúc Sơn cũng là chủ đầu tư của dự án Khu đô thị mới Tứ Trưng - Vĩnh Tường được phê duyệt quy hoạch chi tiết vào tháng 3/2020. Dự án có diện tích 30,2 ha, trong đó đất ở là 12,6 ha, đất công trình dịch vụ thương mại là 1.384m2... với tổng số 400 căn (Liền kề, Biệt thự, Shophouse, Căn hộ…). Vào tháng 6/2021, Sở Xây dựng Vĩnh Phúc đã cấp giấy phép xây dựng và giao đất đợt 1 để thực hiện dự án.
Dự án Khu đô thị mới Tứ Trưng - Vĩnh Tường vẫn đang trong quá trình xây dựng (Ảnh: TN)
Mặt sau dãy nhà chưa được hoàn thiện (Ảnh: TN)
Trước đó tháng 4/2022, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đã cảnh báo dự án Khu đô thị Tứ Trưng - Vĩnh Tường, thuộc huyện Vĩnh Tường là dự án chưa được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở. Sở Xây dựng Vĩnh Phúc cũng khuyến cáo người dân không tham gia giao dịch đối với các bất động sản chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trong năm 2023, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Khu đô thị Tứ Trưng - Vĩnh Tường của Tập Đoàn Phúc Sơn. Lần điều chỉnh này đã cập nhật tổng vốn đầu tư dự án thành 1.934 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 703 tỷ đồng, còn vốn huy động 1.231 tỷ đồng bắt đầu huy động từ khi sử dụng hết vốn chủ sở hữu (vốn góp) vào quý I/2022.
Dự kiến dự án hoàn thành đi vào hoạt động trong quý II/2025 (Ảnh: TN)
Sau điều chỉnh, tiến độ đầu tư xây dựng nhà ở tại các vị trí phải xây dựng trước khi chuyển nhượng, xây dựng nhà hỗn hợp và xây dựng công trình hạ tầng xã hội trước quý II/2025. Dự án hoàn thành đi vào hoạt động trong quý II/2025.
Cùng với đó, Phúc Sơn cũng làm dự án đầu tư và nâng cấp đê tả sông Hồng. Đây là dự án được đầu tư từ ngân sách Nhà nước và được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt từ năm 2010, với thời gian thực hiện trong 5 năm (2010 - 2015) và tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng. Ngoài những dự án trên, tại đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Tập đoàn Phúc Sơn còn thực hiện khu nhà ở cho người thu nhập thấp 15 tầng tại thành phố Vĩnh Yên; cụm công nghiệp Thổ Tang gần 36ha.
Khu nhà ở xã hội Liên Bảo có chủ đầu tư là Tập đoàn Phúc Sơn (Ảnh: TN)
Dự án khu nhà ở xã hội rộng 4.788m2 nằm giữa trung tâm thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Ảnh: TN)
Trả lời báo chí về vi phạm của Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Tập đoàn Phúc Sơn hoạt động từ năm 2004 đến nay với quy mô và hoạt động xây dựng ở cấp huyện. Hiện công ty này đang thực hiện 21 dự án với tổng mức đầu tư hơn 40 nghìn tỷ đồng.
"Bước đầu, Cơ quan điều tra mới xem xét 2 dự án ở Vĩnh Phúc đã phát hiện việc bỏ ngoài sổ sách, không kê khai hệ thống tài chính, trốn thuế, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 640 tỷ đồng. Nhiều dự án bất động sản chưa đủ điều kiện để bán mà công ty đã bán và thu tiền nhưng không giao đất cho nhà đầu tư, gây thiệt hại cho người dân hàng chục nghìn tỷ đồng", Trung tướng Tô Ân Xô cho biết.
Với tiềm lực vững mạnh, nền tảng vững chắc cùng những thành tích ấn tượng năm 2021 một lần nữa khẳng định BĐS là ngành kinh doanh mũi nhọn của Tập đoàn Sơn Phúc với hơn 10 dự án dự kiến khởi công năm 2022 cũng như trong tương lai. Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, bắt đầu công tác khảo sát, giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng các nhà máy điện tại các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Ninh… dự kiến đóng góp 200 MW vào lưới điện quốc gia, góp phần cung cấp sản lượng điện lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Đối với bất động sản nghỉ dưỡng, tập trung nghiên cứu, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin phê duyệt chủ trương của các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch như Bắc Kạn, Sơn La, Cao Bằng… Lĩnh vực thiết kế, quy hoạch tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm, dịch vụ mang tính tiên phong, tầm nhìn dài hạn để mang tới những lợi ích bền vững cho cộng đồng, xã hội. Mục tiêu kiến tạo bộ máy tinh nhuệ, năng động, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và mạnh của Tập đoàn, Ban Lãnh đạo Sơn Phúc đang từng bước thực hiện cơ cấu bộ máy tổ chức, nhân sự cũng như quy trình phối hợp, chuyên môn hoá hoạt động kinh doanh và tiếp cận với mô hình tổ chức hoạt động ưu việt, hiện đại.
TPO - Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng; hai nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ: Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh, bị Ban Chấp hành Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng.
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung.
Về công tác cán bộ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, kỷ luật đảng viên vi phạm.
Cụ thể, theo Ban Chấp hành Trung ương, các ông: Phạm Văn Vọng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc; Ngô Đức Vượng, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ; Nguyễn Doãn Khánh, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ, trong thời gian giữ cương vị lãnh đạo tại các Đảng bộ tỉnh, đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Ba cán bộ này cũng bị xác định vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành kỷ luật các ông: Phạm Văn Vọng, Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh, bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng.
Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Ông Vọng cũng là một trong số các cán bộ bị xác định vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trong tổ chức thực hiện dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách nhà nước, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã có kết luận về vi phạm của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ: Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh. Cụ thể, hai cán bộ này bị kết luận chịu trách nhiệm liên quan tới những sai phạm trong tổ chức thực hiện dự án, gói thầu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện; gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Năm 2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Sơn Phúc được thành lập bởi những người cùng chí hướng, giàu kinh nghiệm và chung niềm khát khao thực hiện một sứ mệnh lớn trong lĩnh vực đầu tư.
Hơn 10 năm hoạt động bền bỉ, với tầm nhìn lớn, dài hạn, tư duy phát triển bền vững cùng khả năng nhạy bén với thị trường, SƠN PHÚC đã khẳng định được vị thế là một Tập đoàn đa ngành và năng động, không ngừng mở rộng nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đặc biệt từ năm 2017 đến nay, Sơn Phúc tập trung phát triển chủ lực vào lĩnh vực đầu tư, thiết kế và kinh doanh bất động sản.
Ngày 28/12/2021, với quyết định mang tính đột phá trong chiến lược phát triển công ty theo mô hình tập đoàn, Công ty Cổ phần Đầu tư Sơn Phúc chính thức đổi thành tên Công ty Cổ phần Tập đoàn Sơn Phúc (viết tắt: “Tập đoàn Sơn Phúc” hoặc “SƠN PHÚC GROUP”), đánh dấu cột mốc đáng tự hào trên con đường trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, nhà phát triển bất động sản uy tín tại Việt Nam và vươn tầm quốc tế.
Tìm theo ngành nghề Hành chính / Thư ký Kế toán Nhân sự - Tuyển dụng Marketing Bán hàng Ngân hàng Bảo hiểm Dược phẩm / công nghệ sinh học Y tế / Chăm sóc sức khỏe Vận chuyển / Giao nhận Biên phiên dịch Hàng cao cấp Hàng không/Du lịch/Khách sạn Xây dựng Cơ khí Kho vận Kiểm toán Môi trường / Xử lý xử thải Điện / Điện tử Ô tô Kiến trúc / Thiết kế nội thất Vật tư / Cung vận Dệt may / Da giày Sản xuất Hóa học /Hóa Sinh Sản phẩm công nghiệp Bán hàng kỹ thuật Internet/Media online Giáo dục - Đào tạo Công việc ở nước ngoài Dầu khí Nông lâm / Lâm nghiệp Thực phẩm / Đồ uống Quảng cáo / Khuyến mại Hoạch định/Dự án Thời vụ / Hợp đồng ngắn hạn Tài chính / Đầu tư Viễn thông IT- phần cứng/mạng Xuất nhập khẩu Pháp lý Phi chính phủ/Phi lợi nhuận Bất động sản Truyền hình/Truyền thông/Báo chí IT Phần mềm Công nghệ cao Tư vấn Mỹ thuật / Thiết kế Dịch vụ khách hàng QA / QC Ngành nghề khác Chứng khoán Thời trang
Tìm theo địa điểm Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà R V.Tàu Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Bình Định Bạc Liêu Bắc Cạn Bắc Giang Bắc Ninh Bến Tre Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hàn Quốc Hàn Quốc Hòa Bình Hưng Yên Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Khánh Hòa Kiên Giang Kom Tum Lai Châu Long An Lào Cai Lâm Đồng Lạng Sơn Nam Định Nghệ An Nhật Bản Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ninh Quảng Trị Quảng ngãi Sóc Trăng Sơn La Thanh Hóa Thái Bình Thái Nguyên Thừa T.Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Tây Ninh Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái Điện Biên Đà Nẵng Đài Loan Đắc Lắc Đắc Nông Đồng Lai Đồng Tháp
Ngày 16/10, khách hàng ở thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) vừa có thư ngỏ gửi tới khách hàng, nhà đầu tư tại dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang.
Trong thư ngỏ, Tập đoàn Phúc Sơn cho biết tháng 7 vừa qua, công ty này đã họp đại hội đồng cổ đông để giải quyết về công tác nhân sự.
Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang (Ảnh: Trung Thi).
Qua đó, doanh nghiệp bầu bà Nguyễn Thị Huệ giữ chức Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn.
Bà Huệ sẽ thay ông Nguyễn Văn Hậu (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc công ty) - người bị cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định của nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng - làm người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Phúc Sơn.
Theo thư ngỏ, đến nay Tập đoàn Phúc Sơn đã có người đại diện theo pháp luật, tuy nhiên các tài khoản giao dịch đứng tên công ty vẫn bị phong tỏa dẫn đến các hoạt động lớn của doanh nghiệp này ngưng trệ, không giao dịch được.
Phía Phúc Sơn cho biết, thời gian qua đã nhiều lần làm việc với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa, qua đó mong muốn tiếp tục thực hiện các dự án còn dang dở tại tỉnh này.
Văn phòng điều hành dự án của Tập đoàn Phúc Sơn ở Nha Trang (Ảnh: Trung Thi).
Trước đó, vào năm 2016, tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thu hồi hơn 62ha đất sân bay Nha Trang từ đơn vị quân đội (thuộc Bộ Quốc phòng), đồng thời giao đất và cho thuê đất đối với Tập đoàn Phúc Sơn.
Tập đoàn Phúc Sơn và tỉnh Khánh Hòa ký 3 hợp đồng BT, phương thức hoàn vốn cho nhà đầu tư là sử dụng quỹ đất ở sân bay Nha Trang.
Nhận bàn giao đất sân bay, Tập đoàn Phúc Sơn triển khai thực hiện Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang.
Một phần đất sân bay Nha Trang bị phân lô, bán nền (Ảnh: Trung Thi).
Dù các hợp đồng BT chưa hoàn thành, Tập đoàn Phúc Sơn đã phân thành nhiều lô nhỏ để kinh doanh, vi phạm quy định của pháp luật và bị UBND tỉnh Khánh Hòa xử phạt hành chính số tiền 275 triệu đồng.
Đến nay, Dự án Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Tài chính - Du lịch Nha Trang đã được đầu tư cơ bản hoàn thiện, nhưng do vướng mắc pháp lý nên chưa có công trình tư nhân xây dựng, đất đai bỏ hoang, cây cối mọc um tùm.
Vào giữa tháng 5, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các sở, cơ quan, ban, ngành rà soát, báo cáo và cung cấp toàn bộ hồ sơ, tài liệu về việc bàn giao đất quốc phòng tại sân bay Nha Trang.
Theo cơ quan này, phía Bộ Quốc phòng đang điều tra vụ án hình sự Vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Khánh Hòa, liên quan đến việc bàn giao đất quốc phòng nêu trên.
(Thanh tra) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan.
Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” do Nguyễn Văn Hậu và đồng phạm thực hiện xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (viết tắt Tập đoàn Phúc Sơn), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long (viết tắt Công ty Bất động sản Thăng Long) và các đơn vị liên quan theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 16/QĐ-CSKT-P7 ngày 26/02/2024; căn cứ lời khai của Nguyễn Văn Hậu, các bị can, đối tượng liên quan, tài liệu điều tra xác minh tại 03 tỉnh Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan; thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước, ngày 07/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an quyết định:
1. Khởi tố bổ sung vụ án về các tội “nhận hối lộ”, “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” xảy ra tại tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Quãng Ngãi, tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan.
2. Khởi tố bị can, bắt bị can để tạm giam, khám xét đối với 09 bị can, gồm:
(1) Bà Hoàng Thị Thuý Lan, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. (2) Ông Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, cùng về tội “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
(3) Ông Cao Khoa, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. (4) Ông Đặng Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi, cùng về tội “nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Các bị can (từ trái qua): Cao Khoa và Đặng Văn Minh
(5) Ông Hà Hoàng Việt Phương, Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp, nguyên Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi. (6) Ông Phạm Ngọc Thủy, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật & Chất lượng Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi. (7) Ông Lê Quốc Đạt, Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nguyên Trưởng phòng Quản lý Đầu tư, Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi và (8) Ông Phạm Ngọc Cương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, cùng về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3, Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Các bị can (từ trái qua): Hà Hoàng Việt Phương và Phạm Ngọc Thủy
Các bị can (từ trái qua): Lê Quốc Đạt và Phạm Ngọc Cương
(9) Ông Đặng Trung Hoành, Chánh Văn phòng Huyện ủy huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long về tội “lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”, quy định tại khoản 3 Điều 366 Bộ luật Hình sự.
Ngày 08/3/2024, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các quyết định và lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Tập đoàn Phúc Sơn tại các địa phương và các đơn vị có liên quan, áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, BộCông an kêu gọi các đối tượng có liên quan trong vụ án này khẩn trương đầu thú, tố giác tội phạm và khắc phục hậu quả để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.
Do dự án BT của Tập đoàn Phúc Sơn 'đứng bánh', việc tái định cư cho dân bị thu hồi đất ở hạng mục cầu của dự án đập ngăn mặn sông Cái Nha Trang bị chậm, khiến dự án ngăn mặn này vốn đã chậm nay còn chậm hơn nữa.