TTO - Có những gia đình nơi chốn quê, cha mẹ sinh con đàn cháu đống. Khi về già tưởng chừng sống vui vẻ, an nhàn bên con cháu. Thế nhưng hiện có rất nhiều ông bà, cha mẹ phải sống tuổi già trong cô độc, xế bóng thiếu vắng con cháu!
TTO - Có những gia đình nơi chốn quê, cha mẹ sinh con đàn cháu đống. Khi về già tưởng chừng sống vui vẻ, an nhàn bên con cháu. Thế nhưng hiện có rất nhiều ông bà, cha mẹ phải sống tuổi già trong cô độc, xế bóng thiếu vắng con cháu!
Trên bàn tay có Đường du lịch tương tự như cung Thiên di ở trên mặt. Đây là những đường ngang dài hoặc ngắn xuất phát từ rìa bàn tay chảy vào trong và luôn ở phía dưới đường Tâm đạo. Một người có thể có nhiều đường du lịch.
Người có các đường du lịch hướng lên trên thì rất thích hợp để đi làm ăn xa.
Nếu đường Du lịch dài, rõ ràng, đều đặn và xuất phát từ vị trí sâu nhất trong gò Thái âm, gần với ngấn cườm tay chảy lên thân trên lòng bàn tay, không chạm vào đường Vận mệnh thì có thể làm ăn kinh doanh ở nơi xa và có thể thành công.
Nếu đường Du lịch rõ ràng, dài, đều đặn và xuất phát từ khu vực kế cận đường Sinh đạo chảy sang gò Thái âm ở giữa hoặc thân trên gò này thì chủ nhân rất thích hợp cho các công việc liên quan đến hàng hải.
Xem luận giải chi tiết hơn về đường này trong bài Đường du lịch.
Lưu ý: Tướng bất độc luận. Chúng ta cần phối hợp quan sát cả những bộ phận khác trên gương mặt để có thể đưa ra được những nhận định chân thực, gần sát với thực tế nhất.
Bài viết được biên soạn từ các sách và kinh nghiệm của người viết, vui lòng để nguồn từ nhantuong.info. Theo dõi thêm các hoạt động khác của team tại:
Facebook: facebook.com/pagenhantuong
Pinterest: pinterest.com/xemnhantuong
Ở Quảng Ngãi vẫn chưa có một cuộc điều tra xã hội học nào về hiện tượng lao động đi làm ăn xa. Vả lại, đối tượng lao động ly hương kiếm sống nơi xứ người di chuyển thường xuyên giữa nơi đi và nơi đến, do đó luôn có sự biến động, rất khó để có thể nắm bắt số liệu cụ thể. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là người dân xứ Quảng lựa chọn con đường hành hương vào phương Nam vì sự sống, vì một tương lai khá giả hơn về kinh tế. Chị Nguyễn Thị Gái (ở xã Đức Lân, Mộ Đức), tâm sự: "Em thấy đó, vài ba sào ruộng mà tới sáu, bảy miệng ăn, lại còn lo chuyện phải không giỗ chạp, cưới hỏi… Lúa má thì năm được, năm mất, trồng dưa thì như chơi trò đánh bạc. Ôi thôi, phải vào Sài Gòn bon chen làm ăn với người ta thì mới có tiền chi tiêu cho cuộc sống".
Vấn đề thấy rõ ở các vùng nông thôn hiện nay là diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, tỷ lệ nghịch với lực lượng lao động đang ngày một "phình" ra. Mặt khác, có sự đối lập giữa một bên là sự bấp bênh của nghề nông, cộng với tình trạng thiếu công ăn việc làm ở nông thôn và một bên là thị trường việc làm dồi dào ở khu vực thành thị. Vì vậy, hiển nhiên hình thành dòng chảy lao động về "vùng trũng việc làm" ở thành thị. Vào mùa thu hoạch ở các làng quê như Mộ Đức, Đức Phổ… nhiều hộ nông dân "khóc ròng" vì không thuê được nhân công, bởi lẽ phần đông người dân trong độ tuổi lao động khăn gói vào Nam.
Cuộc sống của người dân nhập cư sống bằng nghề buôn gánh bán bưng nơi thị thành lắm cơ hàn. Họ làm đủ thứ nghề, nào là bán hủ tiếu, vé số, bán hàng rong, làm ôsin… Đối với phần đông người dân nhập cư thì nơi ăn chốn ở "gói gọn" trong những căn phòng ở khu nhà ổ chuột ẩm thấp, diện tích chỉ đủ để mỗi người đặt tấm lưng sau một ngày dài vã mồ hôi lao động kiếm tiền. Mặc cho cuộc sống chốn thị thành phồn hoa với nhiều thú tiêu khiển, họ vẫn đầu tắt mặt tối làm việc.
Chị Nguyễn Thị Tám (ở xã Phổ Phong, Đức Phổ) có thâm niên hơn chục năm bán vé số ở TP.HCM. Từ mờ sáng đến đêm khuya, chị đi khắp các con hẻm ở quận Bình Thạnh để rao bán vé số. Đôi chân chị bị lở loét không phải vì bùn đất như lúc ở quê ,nhưng lại "tan nát" vì nước dơ bẩn tù đọng và thường xuyên lội nước triều lên. Mỗi năm chị Tám về quê “tẩm bổ” độ một, hai tháng rồi lại vào Nam "chiến đấu". Chị Tám cười nói: "Còn khoẻ thì đi làm kiếm tiền để dành, chứ ở quê chơi không cũng phí. Đi làm tuy vất vả nhưng một ngày ít nhất cũng kiếm được trăm nghìn". Dẫu vất vả gấp nhiều lần so với nghề làm nông ở quê nhà, song những người lao động từ nông thôn vẫn vui, vẫn phấn đấu làm lụng bởi lẽ được bù đắp bằng số tiền kha khá mà ở quê họ không thể có được.
Ở các làng quê, những ngôi nhà khang trang mọc lên ngày càng nhiều nhờ vào tiền của người lao động từ miền Nam gửi về. Cũng nhờ đó, nhiều gia đình ở nông thôn đã nuôi con cái ăn học thành tài. Niềm vui từ việc đi làm ăn xa nhiều nhưng nỗi buồn xuất phát từ căn nguyên này cũng không ít. Về các địa phương có nhiều người đi làm ăn xa hỏi thăm về tình hình giáo dục con cái, nhiều người dân lắc đầu bảo: "Hỏng. Không ai quản lý đâm ra tụi nhỏ hư hỏng".
Ngay như ở khu vực Tp.Quảng Ngãi, ở các địa phương như Nghĩa Chánh, Quảng Phú, Nghĩa Dõng… có nhiều gia đình bố mẹ đi Sài Gòn làm ăn, con cái ở nhà tự quản lẫn nhau hoặc gửi cho ông bà trông nom dẫn đến bỏ học, ăn chơi lêu lổng và vi phạm pháp luật. Các bậc cha mẹ cứ ngỡ con cái ở nhà chăm ngoan, ham học nên chỉ lo mỗi nhiệm vụ là chu cấp tiền bạc cho chúng, nhưng đến khi về thăm nhà thì mới vỡ lẽ… Ở phường Quảng Phú, 2 năm học gần đây có hơn 50 học sinh bỏ học, trong đó chủ yếu là những em tá túc nhà người thân hoặc giao cho ông bà trông nom do bố mẹ đi làm ăn xa.
Trẻ ở lứa tuổi vị thành niên do thiếu hiểu biết, lại thiếu sự quan tâm nhắc nhở, giáo dục của bố mẹ nên rất dễ sa vào con đường không lành mạnh. Trường hợp của gia đình anh N.V.T (phường Quảng Phú) là một ví dụ. Hai vợ chồng anh T. gửi đứa con trai đang học lớp 7 ở nhà cho ông bà nội rồi vào Nam kiếm sống. Chồng chạy xe ba gác, vợ thì bán vé số. Ông bà nội tuổi đã già, chỉ có thể chăm lo cho thằng bé việc ăn uống hằng ngày chứ không thể quản lý, giáo dục như những bậc làm cha mẹ. Thiếu người dạy bảo, răn đe là "môi trường" thuận lợi để cu cậu kết bè, kết bạn với những đứa trẻ hư hỏng khác. Ít lâu sau thì bỏ học và lâm vào con đường vi phạm pháp luật, như ăn cắp vặt, quậy phá, đánh nhau gây mất trật tự. Công an địa phương đã nhiều lần can thiệp giải quyết trường hợp quậy phá này. Biết tin con mình hư hỏng, bố mẹ thằng bé ngậm ngùi rơi nước mắt.
Hạnh phúc gia đình là một trong những khía cạnh đáng phải bàn xoay quanh sự việc không hay xảy ra liên quan đến vấn đề lao động đi làm ăn xa. Mấy ngày gần đây, ở thị trấn La Hà (Tư Nghĩa) người ta bàn tán xôn xao chuyện những người đi làm ăn ở Sài Gòn lúc ra đi thì lành mạnh, nhưng khi trở về lại mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Họ bàn tán chuyện người chồng vào Sài Gòn bán hủ tiếu, nghe đâu là làm ăn cũng kha khá, nhưng rồi "đùng" một cái lại hay tin anh ta bị lây nhiễm HIV/AIDS. Vợ con của anh ta ở quê "điếng hồn" khi biết tin dữ này.
Ở thị trấn La Hà hiện có đến 5 trường hợp nhiễm HIV/AIDS, trong đó phần lớn là đối tượng đi làm ăn xa. Quả là một câu chuyện buồn và cũng là nỗi lo lắng đối với người dân địa phương. Không riêng gì ở thị trấn La Hà mà nhiều làng quê khác cũng có không ít trường hợp lao động đi làm ăn xa bị lây nhiễm HIV/AIDS. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình. Cũng có nhiều trường hợp vợ hoặc chồng vào Tp.HCM làm ăn, thế rồi một trong hai người hoặc ở quê, hoặc ở thành phố "dính" vào chuyện tình cảm lứa đôi bất chính dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ…
Dòng chảy lao động từ Quảng Ngãi sang các tỉnh phía Nam vẫn cứ tiếp diễn. Theo đó, câu chuyện buồn, vui xoay quanh dòng chảy lao động này hằng ngày vẫn được nối tiếp. Và thực tế có những sự việc diễn ra nếu không được ngăn chặn kịp thời thì về lâu về dài sẽ nuối tiếc khôn nguôi.
Công an viên xã Toàn Sơn (Đà Bắc) thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với người dân để nắm bắt tình hình an ninh - trật tự tại các xóm, bản.
(HBĐT) - Theo thông tin từ phòng PC45 ( Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh), cuối năm 2013, số phụ nữ đi làm ăn xa của tỉnh ta khoảng 1.900 người thì năm 2014, con số này 2.000 người. Thiếu tá Đinh Quốc Trình (Phó trưởng phòng PC 45) nhận định: tình trạng phụ nữ tỉnh ta đi làm ăn xa có nhiều diễn biến phức tạp rất đáng để các cấp, các ngành quan tâm và có các giải pháp hữu hiệu.
Chưa thời điểm nào, phụ nữ đi làm ăn xa lại rầm rộ như hiện nay. Có muôn ngàn lý do để một người phụ nữ có gia đình hoặc một cô gái trẻ mới ngơ ngác vào đời “xách ba lô” lên đường. Nhưng có một điều dễ nhận thấy nhất, là lý do mưu sinh. Cuộc sống nơi thôn dã, làng, bản, ngoài chút diện tích đất lúa, ngô; nuôi đôi lợn, đàn gà… lấy gì để cải thiện cuộc sống, nhất là trăm thứ chi tiêu đều cần đến tiền (hiếu hỷ, giỗ chạp, tiền học hành cho con, lễ lạt, tết nhất…). Không mấy người có nguồn thu lớn và ổn định từ ruộng, vườn hay từ vị trí là công nhân của các KCN. Mức thu nhập “bình bình” sẽ rất mâu thuẫn lớn với những khát thèm đổi đời nhanh (nhất là hàng xóm xung quanh, mua sắm ti vi, tủ lạnh, điện thoại, quần là áo lượt…). Tất cả họ, khi rời khỏi nhà đều hy vọng mơ hồ vào kết quả cụ thể nào đó (dù chưa lường hết được mức độ cụ thể) và ít lường tới những rủi ro, bất trắc. Thông cảm biết bao khi nhiều phụ nữ đã gác lại giấc mơ hạnh phúc sáng chiều bên chồng, con để rời tỉnh đi làm ăn xa, mong kiếm cho chồng, con vài triệu đồng/tháng bằng những công việc lương thiện (giúp việc gia đình, lao động thủ công tại các cơ sở sản xuất, bán hàng rong …). Nhiều cô gái mới lớn lên, hành trang mang theo chỉ là trình độ học vấn THCS hay dở dang THPT rời xóm bản, bị ánh sáng hư ảo của phố thị hút hồn để rồi không còn biết lối về. Có nhiều cảnh ngộ đáng được chia sẻ và cũng có người thật đáng trách khi tự dấn thân vào con đường không lương thiện. Từ thực trạng phụ nữ rời làng, bản, quê hương đi làm ăn xa thấy rằng, nhiều người làm ăn chân chính luôn minh bạch trong các thông tin (địa chỉ nơi làm, công việc, có nhiều người biết…). Nhưng đáng buồn thay, một số người đã sa chân vào một số công việc “nhạy cảm” (cà phê đèn mờ, nhà nghỉ, quán karaoke…), thậm chí có người tham gia hoạt động mại dâm. Theo kết quả điều tra, rà soát cuối năm, toàn tỉnh có 259 người có hộ khẩu ở 75 xã, phường, thị trấn có hoạt động mại dâm. Cùng với một số điểm khá nổi trên địa bàn tỉnh ta (Lương Sơn, thành phố Hoà Bình, Kim Bôi…), nhiều phụ nữ đã đi làm ăn xa ở các tỉnh, điểm du lịch, bãi tắm phía Bắc. Từ những lối rẽ khác nhau trong cuộc mưu sinh, có nhiều phụ nữ đã trở thành “con mồi” bị lôi kéo, rủ rê là nạn nhân của các đường dây đưa người sang các nước làm ăn, bán dâm. Cuộc đào thoát thành công của cô gái Đ.D.H. ở Cao Sơn (Đà Bắc) đã gợi lên cho nhiều người suy nghĩ: nếu có kỹ năng sống và biết cảnh giác, chắc chắn không vô tình rơi vào bẫy của các đối tượng “chăn dắt”. Liên quan đến cô gái này, năm nay, lực lượng công an thành phố Hoà Bình cũng đã hoàn tất chuyên án, bắt đối tượng Trần Thị Hương về hành vi tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài (đưa 3 cô gái vùng cao Đà Bắc theo đường tiểu ngạch trốn trái phép sang Trung Quốc bán dâm). Theo thông tin của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đã có nhiều phụ nữ là nạn nhân của các đường dây đưa người qua biên giới bán dâm hoặc là nạn nhân của bọn buôn bán người. Cô gái nọ ở huyện vùng cao, bỏ nhà xuống thành phố Hoà Bình kiếm sống và bị lừa đi Trung Quốc làm gái bán dâm với bao nhục nhã, ê chề; mỗi ngày, chủ chứa bắt tiếp hàng chục khách làng chơi. Đã có người bị lừa qua biên giới, khi “vỡ mộng”, trốn được về nước, cũng chỉ biết âm thầm chịu đựng mà không thể vạch mặt kẻ lừa đảo để đi tìm “danh dự” cho mình. 2 cô gái nọ ở M.C, bị đưa sang Trung Quốc, không biết đã “lập nghiệp” được bao nhiêu nhưng phải lần mò về nước. Dù với tình huống, cảnh ngộ nào, dù lộ sáng hay vẫn nằm trong vòng bí mật đời tư, họ - những người đã từng bị quăng quật ở xứ người cũng là người chịu thiệt thòi nhất. Cũng chỉ họ và gia đình mới thấm thía hết cái được - cái mất trong câu chuyện này. Đã có nhiều câu chuyện buồn xung quanh những người phụ nữ này (hạnh phúc gia đình rạn vỡ, người thân, bạn bè nghi ngại, xa lánh…). Đây là một vấn đề xã hội đã và đang diễn ra, cần được nhìn nhận và có hướng giải quyết triệt để… Nhiều năm qua, các ngành đã làm tốt công tác phòng - chống tội phạm, phòng - chống mua bán người, tệ nạn mại dâm. Ban chỉ đạo 09 các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động; làm tốt phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc. Hướng về cơ sở, trong 6 tháng đầu năm, Hội nông dân các cấp đã tổ chức tuyên truyền 935 buổi cho 67.000 lượt hội viên về phòng - chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, 896 buổi cho 70.000 lượt hội viên về phòng - chống tệ nạn mại dâm. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức đối thoại về chính sách di cư an toàn và phòng ngừa mua bán người cho 200 cán bộ hội viên tại thành phố Hoà Bình; phối hợp với các ngành tuyên truyền phòng - chống tội phạm, mua bán người cho trên 50.000 lượt hội viên. Trong phòng - chống mại dâm, việc thanh tra, kiểm tra, đấu tranh, xử lý vi phạm được coi trọng; tăng cường kiểm tra liên ngành đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà nghỉ; bắt và xử lý 7 vụ ( 39 đối tượng mại dâm)…
Dẫu có những cố gắng như vậy nhưng việc ngăn “làn sóng” chị em đi làm ăn xa không có địa chỉ vẫn là điều nan giải. Theo thống kê của đội công tác xã hội tình nguyện, trong tỉnh (có tính chất tham khảo tháng 7), tại 24 xã, phường, thị trấn có trên 300 phụ nữ đi làm ăn xa không rõ lý do, địa chỉ. Vì vậy, việc vào cuộc của các cấp chính quyền, ngành, đoàn thể tại cơ sở và các gia đình có phụ nữ đi làm ăn xa là điều hết sức cần thiết. Luôn có những cảnh báo để những phụ nữ không tự biến mình thành nạn nhân của việc mua bán người hoặc tự mình sa vào các tệ nạn xã hội.
(HBĐT) - Chưa bao giờ việc lén lút đi lao động ở Trung Quốc lại rộ lên trở thành “phong trào” và cuốn nhiều người vào vòng xoáy tìm giấc mơ đổi đời như năm nay. Toàn huyện Kim Bôi có trên 200 người theo đường tiểu ngạch sang bên kia biên giới. Bước chân ra đi đem theo niềm hy vọng nhưng nhiều người đã gặp phải địa ngục và vội vã tìm đường trở về với hai bàn tay trắng cùng món nợ hoặc bị giam cầm trước khi bị trục xuất.
(HBĐT) - Phong trào “Chi bộ Đảng nhận đỡ đầu giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học” của LLVT huyện Đà Bắc đã thực sự đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa trong đời sống. Cho đến nay, phong trào đã được triển khai đến 10 xã, thị trấn và một số ngành, đoàn thể, trường học trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - World Cup 2014 đã đi được quá nửa chặng đường, không khí “ăn ngủ cùng bóng đá” đã thực sự cuồng nhiệt tại mọi ngõ phố. Cùng với đó, các dịch vụ, hàng hóa “ăn theo” cũng góp phần cho mùa hội trở nên sôi động hơn. Giờ đây, World Cup không chỉ là mùa hội cho những người yêu bóng đá mà còn là mùa bội thu cho những dịch vụ ăn theo.
(HBĐT) - World Cup 2014 sẽ diễn ra trong vòng 1 tháng với 64 trận đấu. Do chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Brazil, những trận cầu thường diễn ra vào đêm khuya và rạng sáng. Tuy nhiên, sự “oái oăm” thời gian không ngăn cản được cơn sốt World Cup len lỏi đến nhiều ngõ ngách, gia đình ở tỉnh miền núi Hoà Bình nói chung và TPHB nói riêng. Cùng với sự đam mê lành mạnh đối với môn thể thao vua tại giải đấu lớn nhất hành tinh, vẫn còn những nỗi niềm, đắng cay theo trái bóng lăn.
(HBĐT) - Mâu thuẫn vợ chồng, một phụ nữ mang thai ở tháng thứ 7 tại TPHB đã uống thuốc diệt cỏ tự tử, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh nhưng hai mẹ con đã tử vong. Mới đây, sau khi cãi vã với những người thân trong gia đình, anh Bùi Văn B, sinh năm 1963 ở xã Tú Sơn (Kim Bôi) cũng uống thuốc trừ sâu để kết liễu đời mình.
(HBĐT) - Sau hơn 1 năm gặp lại, bé Dương Yến Quỳnh ở xã Trường Sơn (Lương Sơn) vẫn xanh xao, bụng to, khuôn mặt đặc trưng thalassemia (tan máu bẩm sinh). Em nhỏ hơn tuổi lên 6. Lau mồ hôi lấm tấm trên trán cho cháu, bà ngoại Quỳnh chia sẻ: “Gia đình phát hiện cháu bị bệnh thalassemia từ 14 tháng tuổi. Tháng nào cháu cũng phải đến bệnh viện truyền máu. Bố mẹ làm nông nghiệp, phải lo chạy ăn nên phải chia nhau đưa con đi viện và nhờ hai bên nội, ngoại giúp”.
Best wishes to wish people to love good luck and peace. Lời chúc tốt đẹp để mong muốn điều may mắn, thượng lộ bình an đến những người đi xa. Một số câu chúc xa bằng tiếng Anh.
Những câu chúc đi xa bằng tiếng Anh:
May you have a safe journey and return home refreshed.
Mong rằng bạn đi đường được bình an và trở về nhà được tươi tỉnh.
You are going to have a nice trip.
Bạn sẽ có một chuyến đi tốt đẹp.
Một số mẫu câu liên quan về đi xa bằng tiếng Anh:
Đến nơi nhớ gọi cho tôi biết nhé.
Go on that vacation that you have long been talking about, I know that you deserve that.
Đi vào kì nghỉ mà bạn đã nói từ lâu, tôi biết rằng bạn xứng đáng với điều đó.
For now, just listen to yourself, have a nice vacation, close your eyes or read a book.
Bây giờ, chỉ cần lắng nghe chính mình, có một kỳ nghỉ tốt đẹp, nhắm mắt lại hoặc đọc một cuốn sách.
Bài viết những câu chúc đi xa bằng tiếng Anh được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.