Sản Phẩm Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nhật

Sản Phẩm Việt Nam Xuất Khẩu Sang Nhật

Đẩy mạnh chế biến thủy sản xuất khẩu (Ảnh: Internet)(ĐCSVN) - Việt Nam đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới và thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD năm 2009. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ và EU bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng sang thị trường có mức độ ổn định cao hơn - thị trường Nhật Bản.

Đẩy mạnh chế biến thủy sản xuất khẩu (Ảnh: Internet)(ĐCSVN) - Việt Nam đứng thứ 6 về xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới và thứ 3 về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (sau Trung Quốc và Ấn Độ) với kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD năm 2009. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ và EU bất ổn, nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chuyển hướng sang thị trường có mức độ ổn định cao hơn - thị trường Nhật Bản.

Lô cà phê đặc sản đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Ngày 5/7/2023, công ty Simexco Daklak sẽ xuất khẩu lô container cà phê đặc sản đầu tiên sang thị trường khó tính Nhật Bản. Hợp tác xã Eatan – Krongnang có cao trên 800m so với mặt nước biển với sự chênh lệch nhiệt độ ban ngày ban đêm lớn, là điều kiện thuận lợi cho cây cà phê phát triển, cho ra sản phẩm chất lượng.

Khi chín, cà phê được hái thủ công bằng tay 100% rồi được chế biến, rửa sạch qua hai lần nước và sẽ được kiểm soát quá trình lên men nguyên trái với phương pháp chế biến tự nhiên Anaerobic Natural, từ đó tạo ra những hương vị đặc trưng và độc đáo cho cà phê.

Cuối cùng, cà phê sẽ trải qua giai đoạn phơi chậm để loại bỏ độ ẩm và đạt được độ ổn định cần thiết. Để bảo quản hương vị lâu hơn, cà phê sau quá trình chế biến sẽ được bảo quản trong kho mát. Tất cả quá trình trên nhằm tạo ra những hương vị mới và độc đáo cho cà phê đặc sản, đồng thời giữ được chất lượng và hương vị của cà phê trong thời gian dài.

Khác với các sản phẩm thường, khách hàng mua cà phê đặc sản có yêu cầu khắt khe đối với chất lượng lô hàng. Trước khi xuất lô hàng này, Simexco đã mất nhiều năm để khách hàng thử nghiệm và duyệt mẫu.

Nhật Bản là thị trường lớn của cà phê Việt Nam nói chung và Simexco nói riêng. Cụ thể lượng cà phê mà Simexco xuất sang thị trường Nhật Bản niên vụ 2019 – 2020 đạt 15.425 tấn; niên vụ 2020 – 2021 đạt 15.345 tấn; niên vụ 2021 – 2022 đạt 24.160 tấn.

Lô hàng xuất khẩu lần này là tín hiệu đáng mừng, có ý nghĩa lớn, không chỉ nâng cao vị thế của ngành cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới, đây còn là minh chứng cho việc cà phê Robusta Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được những yêu cầu khó và khắt khe của mọi khách hàng trên toàn thế giới.

Nếu các bạn yêu thích cà phê đặc sản, hãy đến XLIII Coffee (tiền thân là 43 Factory Coffee Roaster) để thưởng thức ngay nhé!

Trên đây, 43 Factory Coffee Roaster vừa gửi đến bạn đọc thông tin về lô cà phê đặc sản đầu tiên mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những thông tin thú vị!

– Người nông dân nhận được bao nhiêu tiền trên một tách cà phê?

– Đừng uống cà phê và đi bộ cùng lúc nếu không muốn tìm nhà vệ sinh gấp

– Chỉ dẫn địa lý cà phê – Bước tiến mới nâng tầm giá trị ngành cà phê

Theo Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore, trong 2 quý liên tiếp, Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản vào Singapore.

Kết nối giao thương đoàn doanh nghiệp thủy sản Singapore với các doanh nghiệp thủy sản tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 6/2024

Số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore 6 tháng đầu năm 2024 cho thấy Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 546,14 triệu SGD, giảm 3,42% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhóm sản phẩm thủy sản chiếm tỷ trọng lớn tại thị trường Singapore gồm: tôm, cua, thủy sản giáp xác (HS0306), chiếm 24,42% tổng lượng tiêu thụ của thị trường; tiếp đến là cá tươi, ướp lạnh (HS0302), chiếm 19,65%; Phi lê cá, thịt cá ướp lạnh hoặc đông lạnh (HS0304), chiếm 18,15%; cá đông lạnh (HS0303) chiếm 15,75%; thủy sản thân mềm (HS0307) chiếm 10,67%...

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Malaysia tiếp tục là nước dẫn đầu, tiếp theo là Na Uy ở vị trí thứ 2, Indonesia xếp thứ 3, Trung Quốc xếp thứ 4, và Việt Nam lần đầu tiên duy trì vị trí thứ 5 trong 2 quý liên tiếp.

Theo Thương vụ, thị phần thủy sản của thị trường Singapore nhìn chung vẫn được chia đều cho các đối tác do mỗi nước đều có những thế mạnh xuất khẩu riêng và chi phối từng phân khúc khác nhau. Trong đó, 6 quốc gia có thị phần lớn nhất chiếm từ 9% - 13%, cụ thể Malaysia (13,55%), Na Uy (11,34%), Indonesia (11,06%), Trung Quốc (10,24%), Việt Nam (9,46%) và Nhật Bản (8,30%).

Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thủy sản Singapore bằng các sản phẩm cá phi lê đông lạnh với (chiếm 28,69%) và cá chế biến (chiếm 19,24%).

Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 0,81% (giá trị xuất khẩu đạt gần 51,7 triệu SGD), chiếm thị phần 9,46%.

Theo ông Cao Xuân Thắng- Tham tán thương mại Việt Nam tại Singapore, để có thể tăng thị phần bền vững, nâng cao thứ hạng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng các mặt hàng thủy sản, mặc dù hiện nay chưa có vụ việc đáng tiếc nào liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm được thông báo cho Thương vụ.

Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...

Các mặt hàng thủy sản XK chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh...

Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác.

Con tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới.

Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, con tôm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng TS thương mại trên thế giới, con tôm Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu.

9 tháng đầu năm, XK tôm đạt gần 112 nghìn tấn, trị giá trên 1,067 tỷ USD, chỉ tăng rất nhẹ 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng XK số 1, chiếm 39,4% tổng giá trị XKTS của nước ta. XK tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Xu hướng của nhiều DN chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm GTGT, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật và Mỹ.

Vị trí mặt hàng XK lớn thứ 2 là cá tra. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước ĐBSCL, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản VN. 9 tháng đầu năm, XK cá tra đạt trên 272,7 nghìn tấn, trị giá trên trên 709 triệu USD, tăng khá mạnh 37,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK cá tra chiếm 26,2% tổng giá trị XKTS. Hiện nay, EU, Đông Âu và một số nước Bắc Mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2007.

XK cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu USD, với sức tăng trưởng khá cao 27,8% so với cùng kỳ năm 2006. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình XKTS của VN là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây với 35,5% cao hơn về giá trị so với cùng năm ngoái, đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 205,5 triệu USD, chiếm 7,7% tổng XKTS của nước ta. XK mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều.

XK cá các loại là mảng hàng hóa quan trọng luôn giữ mức tăng trưởng khá. 9 tháng đầu năm, XK cá đạt trên 85 nghìn tấn, trị giá gần 249,1 triệu USD, tăng 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Dự đoán, XK cá các loại sẽ tiếp tục nhịp độ tiến triển như trong thời gian qua.

Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, XK hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng XK của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị XK của TS VN với giá trị trên 365,6 triệu USD.

Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông nhận được Công văn số 0186/XNK - NS ngày 21/02/2020 của Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương về việc xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc. Sau khi nghiên cứu, Sở Công Thương cung cấp một số thông tin cập nhật, như sau:

Ngày 21 tháng 02 năm 2020, Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương nhận được công điện số TCO CD 166 ngày 20 tháng 02 năm 2020 của đại Đại sứ quán Việt nam tại Trung Quốc thông báo về kết quả xét duyệt, thẩm định hồ sơ đăng ký xuất khẩu sản phẩm sữa của Việt nam sang thị trường Trung Quốc.

Hiện, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa, bình quân Trung Quốc nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa của các nước với kim ngạch gần 10 tỷ USD. Nhận thấy tiềm năng quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với sữa và sản phẩm từ sữa xuất khẩu của Việt Nam, từ năm 2013, Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức đề nghị phía Trung Quốc khởi động quy trình thủ tục pháp lý liên quan để mở cửa thị trường đối với sản phẩm sữa Việt Nam, và đến tháng 4 năm 2019, Việt Nam đã chính thức ký kết với Trung Quốc “Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc”. Để  triển khai hiệu quả Nghị định thư, từ tháng 4 năm 2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc triển khai thống nhất với phía Bạn và đã hoàn tất các thủ tục kỹ thuật liên quan đến mẫu chứng thư, đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu kiểm dịch…

Theo thông tin của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cơ quan này đã chính thức cấp mã giao dịch và cho phép 01 Nhà máy của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VINAMILK) được phép xuất khẩu sữa đặc có đường (sweetened condensed milk) và các loại sữa đặc khác (other condensed milk) sang thị trường Trung Quốc. Như vậy, cùng với sản phẩm sữa tiệt trùng (sterilized milk) và sữa biến đổi (modified milk) của Công ty Cổ phần chuỗi Thực phẩm TH (TH TRUE MILK) được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép trước đó, sản phẩm sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác của VINAMILK sẽ tiếp tục đến được với người tiêu dùng Trung Quốc trong tương lai.

Đây là tín hiệu tích cực cho ngành sữa Việt Nam trong đầu năm 2020, tuy nhiên, sản phẩm sữa đặc có đường và các loại sữa đặc khác chưa phải là sản phẩm chủ lực của VINAMILK. Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết đang tiếp tục xem xét và đánh giá đối với hồ sơ, tài liệu của các Nhà máy và Công ty sữa khác của Việt Nam.

Để triển khai thực thi hiệu quả thực thi hiệu quả Nghị định thư, tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam có cơ hội thâm nhập cũng như xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này, Cục xuất khẩu đề nghị đối với các Nhà máy và Công ty sữa của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đề nghị thực hiện việc kiểm dịch sữa và sản phẩm từ sữa xuất khẩu sang Trung Quốc theo đúng Luật An toàn Thực phẩm, Luật Kiểm dịch Động vật và Thực phẩm của Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc để duy trì ổn định và tiếp tục phát triển thị phần tại thị trường này.