Bên cạnh chú trọng thực đơn dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng vắc xin cho bà bầu giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp mẹ và bé đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm dẫn đến các hệ quả đáng tiếc trong thai kỳ. Vậy lịch tiêm phòng cho bà bầu như thế nào? Cần lưu ý những gì khi tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin trên.
Bên cạnh chú trọng thực đơn dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tiêm phòng vắc xin cho bà bầu giữ vai trò đặc biệt quan trọng giúp mẹ và bé đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm dẫn đến các hệ quả đáng tiếc trong thai kỳ. Vậy lịch tiêm phòng cho bà bầu như thế nào? Cần lưu ý những gì khi tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin trên.
Khi bị bệnh bạch hầu, vi khuẩn sẽ tiết ra ngoại độc tố vào trong máu khiến cho thận, cơ tim, dây thần kinh bị nhiễm độc, do đó tăng nguy cơ tử vong. Bệnh ho gà lây truyền qua đường hô hấp, có thể dẫn đến thiếu oxy gây ra bệnh não và tử vong. Bệnh uốn ván là một trong các nguyên nhân gây tử vong sơ sinh vì bị rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp, ngưng tim,...
Cả 3 bệnh lý này đều tương đối nguy hiểm nên việc tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai là cần thiết. Có thể tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai 3 tháng hoặc nếu tiêm khi mang thai thì tiêm vào thời điểm 24 - 36 tuần.
Nên tiêm phòng vắc xin ngừa cúm trước khi mang thai 1 tháng để đảm bảo hệ thống miễn dịch của người phụ nữ kịp thời hoạt động, sinh kháng thể chủ động bảo vệ cả mẹ và bé khỏi các nguy cơ bất lợi về sức khỏe trong quá trình mang thai vì sau khi tiêm, vắc xin sẽ không mang lại hiệu quả ngay lập tức mà cần có thời gian để kích thích hệ miễn dịch hoạt động và sinh kháng thể.
Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia lưu hành cúm quanh năm với 2 đỉnh dịch của mùa cúm mỗi năm, thường là trước tháng 3 đến tháng 4 và trước tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Chính vì thế, để vắc xin cúm đạt hiệu quả tốt nhất, tất cả trẻ em và người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai, phụ nữ dự định mang thi cần chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng cúm càng sớm càng tốt, tốt nhất là trước 2 đỉnh dịch nêu trên.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả tiêm ngừa đạt mức tối ưu, phụ nữ tiêm vắc xin ngừa cúm trước khi mang thai cần lưu ý:
Phụ nữ tiền mang thai cần tìm hiểu trước các thông tin cơ bản về loại vắc xin, thông tin thành phần, tác dụng, hiệu lực bảo vệ, các tác dụng phụ có thể gặp phải, lịch tiêm… để có thể đưa ra các quyết định tiêm chủng thông thái, có cơ sở để đối chiếu với các thông tin được cung cấp từ nhân viên y tế khi tiêm chủng, đảm bảo quyền lợi tiêm chủng tối đa.
Không chỉ đối với vắc xin cúm, hầu hết các vắc xin đều có tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, có nghĩa là vẫn có một tỷ lệ nhỏ hệ thống miễn dịch của người tiêm không đáp ứng tốt trong việc tạo ra kháng thể chống lại các thành phần kháng nguyên có trong vắc xin.
Tuy nhiên, nếu người tiêm chẳng may mắc bệnh thì bệnh thường diễn biến rất nhẹ, nhanh chóng phục hồi mà không có biến chứng nặng hay tử vong. Vì thế, mặc dù mắc bệnh sau khi tiêm vắc xin nhưng vắc xin vẫn đảm bảo giá trị bảo vệ sức khỏe người tiêm khỏi nguy cơ bệnh nặng, biến chứng nghiêm trọng, di chứng kéo dài và tử vong.
Bên cạnh đó, đã tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rồi vẫn có thể mắc cúm do cơ thể đã phơi nhiễm với virus cúm trước khi tiêm hoặc khi vừa mới tiêm vắc xin xong. Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ chưa kịp sản sinh kháng thể hoặc lượng kháng thể sinh ra chưa đủ để bảo vệ người tiêm khỏi mắc bệnh. Như trên đã đề cập, cần khoảng 2 – 3 tuần sau tiêm thì vắc xin cúm mới phát huy tác dụng.
Trong một số trường hợp, mặc dù đã tiêm vắc xin cúm nhưng không tiêm nhắc lại một mũi hàng năm thì người tiêm vẫn đe dọa nguy cơ mắc bệnh vì virus cúm thay đổi cấu trúc kháng nguyên bề mặt hàng năm, mỗi năm virus cúm lưu hành sẽ khác với virus cúm đang lưu hành trong năm trước.
Do đó, mỗi năm sẽ có một loại vắc xin phòng cúm mới với khả năng bảo vệ người tiêm chống lại các chủng virus cúm đang lưu hành trong năm đó, không mang lại giá trị phòng ngừa cho mùa cúm của năm sau, tức vắc xin cúm chỉ có hiệu lực trong 1 năm.
Cần lựa chọn cơ sở tiêm chủng vắc xin có độ uy tín cao, có đầy đủ vắc xin chất lượng cao, cam kết bảo quản vắc xin đạt chuẩn GSP, đảm bảo thực hiện quy trình tiêm chủng vắc xin an toàn, quy trình xử trí phản ứng sau tiêm chặt chẽ, nghiêm ngặt. Ngoài ra, để tối ưu hóa trải nghiệm tiêm phòng cúm trước khi mang thai, có thể lựa chọn tiêm ngừa tại các địa chỉ tiêm chủng có dịch vụ tiêm ngừa cao cấp, dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm, cơ sở hạ tầng khang khang, cơ sở vật hiện đại, cao cấp, có nhiều cơ sở lớn trên toàn quốc để thuận tiện trong việc tìm kiếm và di chuyển đến tiêm ngừa.
Từ thông tin ở trên có thể thấy rằng các mũi tiêm trước khi mang thai gồm: vắc xin cúm, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Thời điểm tốt nhất để tiêm các loại vắc xin này trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng.
Riêng với vắc xin cúm và viêm gan B thì trong quá trình mang thai, nếu chưa kịp hoàn thành tiêm chủng thì thai phụ vẫn có thể tiêm bù. Với vắc xin thủy đậu, nếu chưa tiêm phòng mà biết đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm bù.
Những trường hợp khi đã tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella, vắc xin thủy đậu chưa lâu thì phát hiện mình mang thai (chưa được 1 tháng) thì thai phụ nên thông báo với bác sĩ để có hướng theo dõi thai kỳ cẩn thận. Hiện không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp này.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu cụ thể hơn về các mũi tiêm trước khi mang thai hoặc đặt lịch tiêm phòng cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết và xác nhận lịch tiêm phòng nhanh chóng.
Tiêm phòng trước khi mang thai là sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Giai đoạn thai kỳ là thời điểm hàng rào đề kháng của người phụ nữ hoạt động yếu nên dễ mắc các bệnh lý, có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến cho thai kỳ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.
Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là cách để bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi trước các bệnh lý nguy hiểm
Không những thế, việc mẹ tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời có một lượng kháng thể ngắn hạn để sức khỏe của trẻ được bảo vệ an toàn.
Đây chính là những lợi ích thiết thực mà việc tiêm phòng trước khi mang thai đem lại. Vì thế, nếu phụ nữ có ý định mang thai thì tốt nhất nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai.
KHÔNG. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin cúm có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng tùy thuộc vào khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, thường là 1 năm. Trong khi đó, thời gian thai kỳ thường kéo dài trong hơn 9 tháng, chính vì thế nếu trước khi mang thai đã tiêm cúm, trong quá trình mang thai không cần tiêm thêm cúm nữa.
Tuy nhiên, sau khi thai kỳ kết thúc, phụ nữ cần tiếp tục tiêm ngừa vắc xin cúm sau 1 năm kể từ thời điểm tiêm cúm tiền mang thai trước đó và tiêm nhắc lại một mũi hàng năm để kịp thời sinh kháng thể với các chủng virus cúm mới đang lưu hành trong năm đó, bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình.