Biết đến Vietrend Travel qua chương trình “Team Building” của Công ty. Lần này với tour đi Thái Lan, mình khá hài lòng với Vietrend Travel từ lúc đón tiếp khách đặt tour, nhận vé, chương trình tour được đi đúng và đủ chương trình, khách sạn, ăn uống cũng được gia đình mình đánh giá rất cao về thái độ phục vụ cũng như chất lượng từ Vietrend Travel.Riêng 2 hướng dẫn viên của Vietrend Travel và hướng dẫn viên địa phương đều rất dễ thương, vui vẻ, hòa đồng, chu đáo với thành viên trong đoàn.Xin chân thành cám ơn!
Biết đến Vietrend Travel qua chương trình “Team Building” của Công ty. Lần này với tour đi Thái Lan, mình khá hài lòng với Vietrend Travel từ lúc đón tiếp khách đặt tour, nhận vé, chương trình tour được đi đúng và đủ chương trình, khách sạn, ăn uống cũng được gia đình mình đánh giá rất cao về thái độ phục vụ cũng như chất lượng từ Vietrend Travel.Riêng 2 hướng dẫn viên của Vietrend Travel và hướng dẫn viên địa phương đều rất dễ thương, vui vẻ, hòa đồng, chu đáo với thành viên trong đoàn.Xin chân thành cám ơn!
Tương truyền vào đời vua Lý Thái Tông, năm Thiên Thành thứ hai (1029), Đông Chinh vương nhờ thầy phong thuỷ tìm được đất đẹp dựng chùa thờ Phật ở Cổ Nhuế. Thấy dân còn nghèo, công chúa thứ tư là Minh Hiền đã bỏ tiền riêng ra xây. Khi dựng xong, chùa được đặt tên là Sùng Quang Tự (thường gọi chùa Cả). Sau khi công chúa mất, dân làng thờ bà làm hậu Phật ở bên tả.
Đình thôn Viên nay thuộc phường Cổ Nhuế 2, cách đình thôn Hoàng khoảng 1,5km về phía tây bắc. Đình thôn Viên cũng thờ Đông Chinh vương làm thành hoàng cùng với phu nhân của ngài và công chúa Minh Hiền.
Sau khi nhà Trần chiến thắng quân Mông Cổ vào năm Mậu Ngọ 1258, công chúa Túc Trinh Trần Khắc Hãn vâng lệnh cha là vua Trần Nhân Tông [tài liệu khác lại ghi là con vua Trần Thánh Tông] đi chiêu mộ và cấp tiền cho những người bị phiêu tán đến phía tây bắc kinh thành Thăng Long để khai hoang vùng đất bãi sông Nhuệ, gọi là Kẻ Noi.
Công chúa Túc Trinh rất mộ đạo Phật nên đã cho xây ở nơi đây một ngôi chùa được đặt tên là Anh Linh Tự (thường gọi chùa Bé). Cùng dân làng, bà đã mở mang được các trang ấp trù phú ở An Hội và Cổ Nhuế. Sau khi công chúa mất, dân làng đã lập ra một ngôi đền cạnh chùa Anh Linh để thờ bà, thường gọi là đền Bà Chúa.
Lễ giỗ Bà Chúa hàng năm được tổ chức tại đền trong 3 ngày từ 30 tháng 7 đến mùng 2 tháng 8 âm lịch, với sự tham gia đông đảo của cả nhân dân hai làng An Hội và Cổ Nhuế.
©NCCông 2016-2017, Co Nhue village