Đơn Xin Miễn Giảm Học Phí Cho Trẻ Mồ Côi

Đơn Xin Miễn Giảm Học Phí Cho Trẻ Mồ Côi

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đơn xin miễn giảm học phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Bạn đang xem nội dung tài liệu Đơn xin miễn giảm học phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Hồ sơ xin miễn, giảm học phí​ gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ xin miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí được quy định tại Điều 19 Nghị định 81 bao gồm những giấy tờ sau:

(1) Đơn đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí.

(2) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí.

Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân (UBND) xã cấp hoặc Quyết định trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện với đối tượng học sinh, sinh viên khuyết tật.

Giấy xác nhận hộ nghèo do UBND xã cấp cho trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo.

Giấy khai sinh và giấy xác nhận hộ nghèo hoặc cận nghèo do UBND xã cấp cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà ( trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo hoăhộ cận nghèo; học sinh, sinh viên người dân tộc rất ít người.

Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) hoặc giấy xác nhận tốt nghiệp tạm thời đối với người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp.

- Trường hợp giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí

Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng của cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đối với trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân.

- Đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên vừa được miễn, giảm học phí vừa được hỗ trợ chi phí học tập, chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ các giấy tờ liên quan nói trên kèm đơn theo mẫu đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

- Đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải làm 01 bộ hồ sơ nộp lần đầu cho cả thời gian học tập.

Riêng đối với người thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thì vào mỗi đầu học kỳ phải nộp bổ sung giấy xác nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo để làm căn cứ xem xét miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho kỳ học tiếp theo.

- Trường hợp có thẻ căn cước công dân và thông tin về nơi thường trú có thể khai thác từ việc kết nối và chia sẻ dữ liệu về dân cư thì cha mẹ (hoặc người giám hộ) không phải nộp Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu thường trú.

mới nhất cho học sinh, sinh viên. Nếu còn thắc mắc về mẫu đơn này, bạn đọc vui lòng liên hệ

Tìm đưa học sinh mồ côi, khuyết tật ở các tỉnh về Bình Dương nuôi dưỡng dạy dỗ, nghệ sĩ guitar Nguyễn Thế Vinh đã chắp cánh cho nhiều giấc mơ đại học và du học.

“Ngày thầy Vinh xuất hiện trước cửa nhà em ở tận Quảng Nam vào 4 năm trước, em không tin là sự thật. May mắn lớn nhất cuộc đời em là đã gặp được thầy. Nhiều bạn bè cùng trang lứa ở quê dù còn đầy đủ bố mẹ nhưng vẫn không thể theo học đến nơi đến chốn vì kinh tế khó khăn”, tân sinh viên Hồ Nguyễn Thế bẽn lẽn chia sẻ.

Đậu vào Đại học Bách khoa TP HCM với 25 điểm khối A, Thế sống ở vùng quê biển Duy Hải, Duy Xuyên với gió Lào cát trắng quanh năm thiếu trước hụt sau. Nhà có 2 sào đất ruộng, nhiều mùa vụ mất trắng vì khí hậu khắc nghiệt. Gia đình nợ nần chồng chất khiến con đường học hành của cậu học trò trường làng tưởng chừng dang dở. Được thầy Vinh nhận về cưu mang tại Trung tâm trẻ mồ côi khuyết tật Hướng Dương ở Bến Cát, Bình Dương, Thế có điều kiện dành trọn tâm sức cho việc học. Cậu học trò đang bảo lưu kết quả đại học, ôn luyện tiếng Anh để xin học bổng đi du học.

Cũng như Thế, 4 năm qua có 86 bạn trẻ mồ côi, khuyết tật được thầy giáo Vinh tình nguyện làm đòn bẩy ước mơ. Hiện 48 em đậu đại học, 7 em học cao đẳng, 31 em đang ở tại Trung tâm Hướng Dương để theo học cấp 2, 3. Nhiều em có kết quả học tập xuất sắc đã đi du học tại Nhật.

Không chỉ đầu tư mở trung tâm Hướng Dương, thầy Nguyễn Thế Vinh (bìa phải) còn trực tiếp dạy Toán, Lý, Hóa, giúp nhiều em bước vào ngưỡng cửa đại học, cao đẳng. Ảnh: H.D.

Chia sẻ với VnExpress.net, thầy Vinh cho biết thường tranh thủ kỳ nghỉ lễ Tết, đón xe đò từ Bình Dương ra miền Trung, miền Bắc đến tận nhà từng học sinh có hoàn cảnh khó khăn để thuyết phục gia đình cho đưa các em về Trung tâm Hướng Dương để nuôi dưỡng. "Không ít gia đình khi thấy tôi xuất hiện rất ngạc nhiên, ngờ vực. Tôi phải mang theo giấy tờ pháp lý vừa chứng minh thân phận, vừa hạ mình năn nỉ để gia đình hiểu và cho các em cơ hội”, người thầy 44 tuổi kể.

Anh tâm niệm, phải đến tận quê mới chứng kiến thực tế gia đình, thấu hiểu được hoàn cảnh của từng em mà có hướng giúp đỡ phù hợp. Có những em từ chối vào Nam do mồ côi bố mẹ từ nhỏ, sống với ông bà già yếu nên không nỡ đi học xa. Những trường hợp này anh thường xuyên gọi điện hỏi han và gửi tiền về giúp thêm. Không ít em được họ hàng nuôi lớn, không muốn cho đi xa mà ở nhà để giúp thêm việc, buộc anh phải thuyết phục mãi.

Bản thân thầy Vinh mới 7 tuổi đã mồ côi cha mẹ, 8 tuổi bị ngã gãy tay, không có tiền vào viện, cánh tay hoại tử phải cắt bỏ, nên anh hiểu thấu sự vất vả, chông chênh của các em đồng cảnh ngộ trên con đường học tập, định hướng nghề nghiệp. Chính nghị lực của người thầy khuyết tật từ tận cùng nỗi đau vẫn đảm đương tốt mọi việc, bươn chải làm đủ nghề cắt tóc, sửa xe… rồi vào đại học, tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP HCM, đã trở thành tấm gương cho các em.

Ngoài việc được dạy kiến thức, các bạn được thầy Vinh hướng dẫn kỹ năng sống, tham gia lao động, trồng rau, nuôi gà, sửa chữa máy móc... Giờ giấc sinh hoạt, học tập trong ngày đều phải tuân thủ theo nội quy. Ảnh: Lê Phương.

Được mệnh danh là “độc thủ đại hiệp”, “quái kiệt guitar” với ngón đàn điêu luyện, một tay vừa đánh đàn vừa kết hợp thổi harmonica đầy thăng hoa, người nghệ sĩ gác lại niềm đam mê nghệ thuật để thực hiện ước mơ chở che cho những mảnh đời bất hạnh bằng cách thành lập Trung tâm trẻ mồ côi, khuyết tật Hướng Dương tại Bến Cát, Bình Dương.

Anh chạy vạy xin giấy phép, xây dựng một trung tâm khang trang với đầy đủ phòng học, phòng ăn, phòng ở, thư viện, phòng máy vi tính. Là quản lý, giám thị kiêm kế toán, thư ký, anh vừa là thầy giáo chủ đạo của trung tâm. Ngoài việc lo cho các em theo học chương trình ở trường phổ thông bình thường bên ngoài, anh trực tiếp đứng lớp dạy luyện thi Toán, Lý, Hóa mỗi ngày với mục tiêu giúp 100% các em đậu vào những trường đại học, cao đẳng uy tín. Mỗi em đậu đại học, anh lại đôn đáo lo học phí, nơi ăn ở trọ học.

Luôn tay cùng các bạn chuẩn bị bữa cơm trong bếp ăn tập thể, cô học trò Lê Thị Vân Anh, quê Nghệ An, vừa đậu 24 điểm vào ĐH Kinh tế Luật (TP HCM). Vân Anh cho biết: “Nơi đây vừa là trường học, vừa giống như một đại gia đình đầy yêu thương. Không chỉ được dạy dỗ kiến thức, tụi em còn được thầy dạy kỹ năng sống, mỗi ngày đều dành ra một giờ trồng rau, nuôi gà để vừa biết cách quý trọng sức lao động, vừa góp phần cải thiện bữa ăn”.

Anh Nguyễn Thế Vinh từng được biết đến với khả năng vừa đánh guitar bằng một tay, vừa thổi kèn harmonica, thường biểu diễn cùng ca sĩ khuyết tật Thủy Tiên.

Khi đã trưởng thành, học xa, rời mái ấm Hướng Dương, các em để lại những dòng thư, từng cuốn sổ lưu niệm để thể hiện tình cảm với trung tâm, tri ân người thầy mềm mại trong từng thanh âm, nốt nhạc nhưng cũng hết sức nghiêm khắc. Đó cũng là động lực giúp thầy Vinh gác lại danh vọng, ước mơ về hạnh phúc riêng tư để tiếp tục với sứ mệnh trở thành người cha đỡ đầu cho những học trò bất hạnh.

Người thầy nói rằng, ban đầu anh dự định chỉ mua cột dựng nhà gỗ rồi nhận các bé mồ côi, khuyết tật về nuôi ăn học bằng chính số tiền dạy luyện thi đại học của mình. May mắn lúc trung tâm thành lập được một ngân hàng tài trợ một tỷ đồng mỗi năm nên có điều kiện mở rộng hoạt động. Nay vị giám đốc ngân hàng hết nhiệm kỳ nên nguồn tài trợ đột ngột bị ngưng, thầy trò phải nỗ lực gấp bội để duy trì hoạt động.

"86 đứa trẻ, bình quân chi phí nuôi dưỡng và học hành của mỗi đứa 2 triệu một tháng, thầy trò chúng tôi đang rất nỗ lực để tự sắp xếp cuộc sống chung”, người thầy với vóc dáng nhỏ, mái tóc xoăn, trăn trở.

Video quái kiệt guitar Nguyễn Thế Vinh biểu diễn "Một cõi đi về"

Quái kiệt guitar Nguyễn Thế Vinh biểu diễn "Một cõi đi về"