Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế vẫn đang là vấn đề được các nhà lý thuyết và người làm chính sách tranh luận. Mặc dù đa số đều đồng tình rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh theo chu kỳ và những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tranh luận khác diễn ra giữa các học thuyết kinh tế để tìm ra nguyên nhân thực sự, cụ thể như sau:
Một nền kinh tế không thể mãi tăng trưởng và ổn định mà diễn ra theo các chu kỳ khác nhau, có tăng trưởng và có suy thoái. Để nhận biết và phòng tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng do suy thoái gây ra, việc nghiên cứu chu kỳ kinh tế là điều bắt buộc mỗi quốc gia phải quan tâm hàng đầu.
Chu kỳ kinh tế thể hiện qua sự biến động của GDP thực tế, diễn ra theo trình tự 3 pha, gồm suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Trong đó, suy thoái và hưng thịnh là pha chính, phục hồi là pha thứ yếu.
Suy thoái kinh tế được phân loại dựa theo hình dáng đồ thị tăng trưởng theo quý. Các loại suy thoái kinh tế phổ biến gồm có:
Nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh việc xác định đâu là nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế. Tuy nhiên đều thống nhất rằng, suy thoái kinh tế diễn ra do cả nguyên nhân từ bên trong và từ bên ngoài hay từ cả yếu tố chủ quan và khách quan.
Theo các nhà kinh tế học thuộc chủ nghĩa Keynes, tình trạng suy thoái của nền kinh tế chủ yếu do các nguyên nhân bên ngoài như chiến tranh, thời tiết và giá dầu (giá nhiên liệu). Tất cả các yếu tố này đều tác động khiến nền kinh tế suy thoái hoặc tăng trưởng trong ngắn hạn.
Với trường phái kinh tế học Áo, suy thoái kinh tế xảy ra chủ yếu do cung tiền tệ tăng gây ra tình trạng lạm phát. Họ cũng cho rằng, suy thoái là một chu kỳ kinh tế tất yếu phải xảy ra theo cơ chế tự nhiên để sửa chữa lại việc sử dụng các nguồn lực kinh tế không hiệu quả trong thời kỳ tăng trưởng trước đó.
Sự quản lý tiền tệ yếu kém của chính phủ là nguyên nhân gây suy thoái kinh tế theo quan điểm của các học giả theo thuyết tiền tệ. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi.
Nền kinh tế suy thoái thường có dấu hiệu gì? Làm thế nào để nhận biết? Dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế có rất nhiều, tuy nhiên chúng không xuất hiện đồng loạt trong tất cả các kiểu suy thoái. Dưới đây là những dầu hiệu thường gặp nhất.
Đường cong lãi suất trái phiếu Yield Curve được nhiều nhà kinh tế sử dụng để dự đoán suy thoái kinh tế. Đây là đường cong thể hiện các mức lãi suất khác nhau của các khoản vay giá trị ngang nhau và kỳ hạn khác nhau. Lạm phát đã khiến đường cong này thay đổi, cụ thể:
Ví dụ: Cuộc suy thoái kinh tế Mỹ gần đây nhất thể hiện rõ rệt qua đường cong lãi suất trái phiếu có dầu hiệu đảo ngược, tăng trưởng kinh tế giảm. Nguyên nhân là do lạm phát tăng nhanh, lãi suất trái phiếu ngắn hạn lại cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn.
Khi nền kinh tế suy thoái, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là thay đổi trong hoạt động tín dụng, cụ thể là hoạt động các ngân hàng. Chính sách cho vay được thắt chặt, điều kiện cho vay khó khăn hơn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn hơn trong việc vay vốn.
Các ngân hàng làm như vậy vì họ nhận thấy những rủi ro cao của khoản vay trong tương lai trong điều kiện nền kinh tế suy thoái. Khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, không đủ vốn duy trì hoạt động, số lượng khách hàng giảm, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, thậm chí đình trệ và phá sản.
Trong hoàn cảnh nền kinh tế suy thoái, vật giá leo thang, xung đột và chiến tranh xảy ra, tâm lý mọi người sẽ dè dặt hơn trong việc chi tiêu và đầu tư. Thời gian dài, nhu cầu thị trường sẽ giảm, ảnh hưởng xấu tới tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp.
Suy thoái kinh tế khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Lúc này, việc cắt giảm nhân viên, giảm lương có thể được áp dụng. Số lượng người thất nghiệp tăng lên, lương giảm mà chi tiêu tăng do lạm phát khiến nguy cơ nợ xấu gia tăng.
Nợ xấu không dừng lại ở cá nhân mà còn có thể xảy ra với Chính phủ. Tình trạng thiếu vốn, thiếu nguyên liệu sản xuất khiến Chính phủ phải đi vay của quốc gia khác. Nếu nền kinh tế không chuyển biến tốt thì khoản vay này sẽ trở thành nợ xấu của quốc gia.
Nền kinh tế phát triển không tốt, các doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất. Điều này dẫn tới tình trạng cắt giảm người lao động, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Số lượng người hưởng trợ cấp thất nghiệp vì thế mà gia tăng. Đây đều là các biểu hiện của sự suy thoái của kinh tế.
Nếu tình trạng người lao động bị giảm lương gia tăng, các công ty không tuyển thêm lao động trong thời gian dài, thu nhập của người dẫn sẽ giảm. Khi đó kéo theo GDP quốc nội giảm. Đây là mầm mống của một cuộc suy thoái kinh tế sắp xảy ra.
Ngoài 5 yếu tố trên, khi xác định nền kinh tế có bị suy thoái hay không còn dựa vào 2 chỉ số sau:
Có thể thấy, khi nền kinh tế suy thoái, cung và cầu đều sụt giảm, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng do không đủ nguyên liệu sản xuất, không bán được hàng, giảm doanh thu… Tuy nhiên vẫn có những lĩnh vực không thể cắt giảm hoàn toàn cho dù kinh tế kiệt quệ đến đâu. Đó chính là y tế và năng lượng.
Trong khi chỉ số các ngành đều đỏ lửa trên bảng điện thì số liệu của ngành y tế và năng lượng lại ít có sự sụt giảm, đứng im hoặc xanh. Vì là lĩnh vực đặc thù không thể cắt giảm nên các doanh nghiệp y tế và năng lượng không chịu ảnh hưởng nặng nề do suy thoái.
Như vậy, kinh tế suy thoái thì nên đầu tư gì? Trong điều kiện kinh tế suy thoái, mọi người đều thu hẹp hoặc cắt giảm đầu tư, vẫn có một số lĩnh vực hưởng lợi, nhà đầu tư nên cân nhắc như sau:
- Người lao động không phải là nguyên nhân làm suy thoái kinh tế. Ngược lại, người lao động là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi suy thoái kinh tế.
- Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất, cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên để duy trì hoạt động. Điều này làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, giảm thu nhập và mức sống của người lao động.
- Nguyên nhân của suy thoái kinh tế có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, như khủng hoảng tài chính, chính sách kinh tế không hiệu quả, không ổn định chính trị, biến đổi khí hậu, sự chậm trễ trong việc thích ứng với công nghệ mới....
- Cần có các chính sách kích thích kinh tế, như hạ lãi suất, tăng chi tiêu công, giảm thuế, cứu trợ tín dụng... có thể giúp nền kinh tế phục hồi và tránh suy thoái.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
* Đối với CBCCVC nên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Suy thoái kinh tế là gì? Trong Kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế (Economic/Recession Downturn) được định nghĩa là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP). Hiểu một cách đơn giản, đây là tình trạng tụt giảm hoạt động kinh tế của cả nước. Thời gian để xác định suy thoái kinh tế là tình trạng suy giảm này phải kéo dài hai hoặc nhiều hơn hai quý liên tiếp trong năm.
Theo đó, suy thoái kinh tế luôn là một bài toán khó mà mỗi quốc gia đều phải tìm ra lời giải để có cách khắc phục nhanh chóng. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể biến thành khủng hoảng kinh tế và tệ hơn là sự sụp đổ nền kinh tế. Hậu quả để lại chính là những bất ổn trong đời sống, công việc của mỗi người, gây ra sự tụt dốc thương mại toàn cầu.